Nghề phụ, thu nhập chính

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/5/2016 | 9:51:51 AM

YBĐT - Làng nghề sản xuất miến đao Ngòi Đong, thôn 6, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái có từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Miến đao Giới Phiên được người dân trong cả nước biết đến. Tháng 6/2012, làng nghề sản xuất miến đao được công nhận làng nghề đầu tiên của tỉnh Yên Bái và mới đây, sản phẩm này được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Miến đao Giới Phiên”.

Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền hàng năm có thu nhập trên 60 triệu đồng từ nghề làm miến đao.
Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền hàng năm có thu nhập trên 60 triệu đồng từ nghề làm miến đao.

Đây là niềm vui cho nhân dân xã Giới Phiên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Đồng chí Vũ Kim Việt - Chủ tịch UBND xã Giới Phiên cho biết: “Là địa phương có nhiều tiềm năng, nhất là những dải đất ven sông Hồng, người dân ở các xã Giới Phiên, Phúc Lộc và Minh Quân đã trồng cây dong. Cây này trồng thích hợp với đất đồi núi, đất bồi ven sông, suối, ít sâu, bệnh lại dễ trồng, cho năng suất cao nên nhiều hộ dân trong xã xem làm miến là nghề phụ nhưng lại cho thu nhập chính.

Nhờ làm miến mà đời sống của người dân Giới Phiên từng ngày khởi sắc”. Ông Dương Văn Tài ở thôn 6 phấn khởi: “Là người trực tiếp làm nghề miến đao, tôi và nhiều dân khác rất vinh dự khi sản phẩm của chúng tôi được Nhà nước công nhận bảo hộ độc quyền trên toàn quốc. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô sản xuất, làm giàu bền vững”.

Những người đầu tiên có công mang nghề làm miến về địa phương này là các ông: Tô Văn Trắc và Nguyễn Văn Minh từ làng miến Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vợ chồng anh chị Tô Văn Thu và Nguyễn Thị Huyền (con ông Tô Văn Trắc) ở thôn 6 được xem là một trong những gia đình có truyền thống làm miến lâu năm. Chị Huyền cho biết: “Trước đây, làm miến rất vất vả vì phải làm thủ công, còn bây giờ người dân đã áp dụng máy móc vào quy trình sản xuất nên nhàn hơn. Hiện nguyên liệu đầu vào khó khăn nhưng sản phẩm miến làm ra ngày nào là bán hết ngày đó, không có miến thừa cho hôm sau”.

Vì nguyên liệu đầu vào khó khăn nên hàng năm, gia đình chị mua nguyên liệu dự trữ khoảng 20 tấn bột, cho 12 tấn miến, thu trên 60 triệu đồng/năm. Ngoài gia đình chị Huyền, nhờ làm miến, nhiều gia đình làm giàu tiêu biểu như: Nguyễn Thị Oanh, Dương Văn Tài, Tăng Kế Tôn, Trần Văn Sơn...

Đến nay, xã Giới phiên hiện có 68 hộ sản xuất miến. Miến đao được sản xuất bằng 100% bột đao. Tinh bột đao được sản xuất tại chỗ, nguyên liệu được nhập từ các xã của huyện Trấn Yên và các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Sản phẩm miến đao Giới Phiên được người tiêu dùng lựa chọn và ưa thích. Nhằm khuyến khích, phát triển làng nghề miến đao, thông qua các nguồn vốn, tỉnh đã hỗ trợ nhiều thiết bị máy móc cho các hộ sản xuất miến đao, cụ thể: hỗ trợ 53 máy sản xuất miến bán tự động, trị giá 20 triệu đồng/máy; 9 máy thủy lực, trị giá 22 triệu đồng/máy, qua đó nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm miến đao Giới Phiên. Đến nay, sản lượng hàng năm miến đạt trên 600 - 800 tấn, bảo đảm chất lượng và uy tín, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

Để nâng cao uy tín và phát triển làng nghề miến đao truyền thống, mở rộng quy mô sản xuất, chính quyền địa phương nơi đây ngoài việc phối hợp với các sở, ban, ngành làm tốt công tác quản lý các sản phẩm của làng nghề, tham mưu để có chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển cho các sản phẩm, cần làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu để mở rộng quy mô sản xuất, góp phần đưa sản phẩm miến dong Giới Phiên ngày càng có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

 Văn Tuấn

Các tin khác
Nhờ được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi nên nhiều hộ dân ở huyện Mù Cang Chải đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi bò.

Đến ngày 29/2, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Yên Bái đạt 4.967 tỷ đồng, tăng 99,4 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 82,9% kế hoạch tăng trưởng dư nợ được giao; tỷ lệ tăng trưởng đạt 2,04%.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử với doanh nghiệp xăng dầu đã được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp lớn.

Ngày 18-3, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố và các thương nhân kinh doanh xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử.

Chính phủ hối thúc kiểm tra, giám sát chặt thị trường vàng.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiến độ triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Nhân dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên chăm sóc, duy trì rừng quế giống đảm bảo chất lượng.

Có thể khẳng định, cây quế là một loại cây trồng có giá trị về kinh tế cao, được người dân Yên Bái ví như “vàng xanh” trên núi. Thực trạng phát triển cây quế hiện nay còn chưa chú ý nhiều đến chất lượng, từ cây giống cho đến phương pháp chăm sóc, thu mua đã đặt ra nhiều thách thức cho mục tiêu phát triển cây quế Yên Bái bền vững về chất lượng, thương hiệu trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục