Chè Shan trên đất Gia Hội

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/5/2016 | 3:06:45 PM

YBĐT - Năm 2002, huyện Văn Chấn đưa cây chè Shan vốn chỉ sinh trưởng ở vùng núi cao Suối Giàng về xã Gia Hội trồng thử nghiệm. Từ 2 ha ban đầu, đến nay diện tích chè Shan đã phát triển lên 249 ha, đem lại thu nhập ổn định cho gần 400 hộ dân trong xã.

Người dân Gia Hội thu hái chè.
Người dân Gia Hội thu hái chè.

Xóa nghèo từ cây chè

Gia Hội là xã nằm ở phía Tây của huyện, có diện tích tự nhiên 3.804 ha, phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp. Trước đây, do diện tích lúa nước ít ỏi nên người dân canh tác thêm lúa nương. Việc phát nương của người dân hàng năm xâm hại nghiêm trọng vào khu vực rừng phòng hộ. Đáng lo ngại hơn, lợi dụng việc phát nương để khai thác gỗ trái phép, nhiều năm liền, Gia Hội là điểm nóng của tình trạng phá rừng phòng hộ. Chủ trương đưa cây chè Shan về Gia Hội thay thế lúa nương những năm gần đây đã hạn chế tình trạng phát nương trái phép, xóa đói nghèo cho người dân địa phương.

Đồng chí Lò Văn Tấn - Chủ tịch UBND xã Gia Hội cho biết: “Do đặc điểm là xã miền núi nên diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu là đất đồi núi dốc. Trước đây, chúng tôi loay hoay tìm đủ các loại cây trồng nhưng không có cây nào phù hợp. Với lợi thế trồng được trên đất đồi dốc, khả năng chịu hạn tốt, cây chè Shan tuyết đã trở thành cây trồng chính của địa phương”. Tất cả diện tích trồng chè Shan tuyết của xã hiện nay được trồng trên diện tích đồi núi từng bỏ hoang hoặc chuyển đổi từ lúa nương kém hiệu quả và nhờ đó nhiều hộ đã thoát nghèo.

Gia đình ông Trần Văn Khoa ở thôn Hải Chấn là một ví dụ. Chỉ khoảng 10 năm trước thôi, cuộc sống gia đình quá khó khăn. Thật may, đúng lúc huyện có chủ trương đẩy mạnh phát triển cây chè. Cũng như nhiều hộ nghèo khác, gia đình ông được hỗ trợ trồng chè Shan tuyết và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật. Mày mò học thêm đồng thời theo học các khóa tập huấn hướng dẫn trồng và chăm sóc theo quy trình VietGAP do huyện tổ chức, ông Khoa đã có "vốn liếng" kha khá để bắt tay vào trồng chè. Sau nhiều năm kiên trì, giờ đây, diện tích trồng cây chè Shan của gia đình ông đã mở rộng tới 1,2 ha, mang lại nguồn thu nhập trên 60 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Theo ông Khoa, nếu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất VietGAP thì giống chè mới cho năng suất cao gấp ba lần so với giống cũ, chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ một hộ nghèo, gia đình vợ chồng ông Khoa đã có cơ ngơi khá khang trang.

Hướng đi VietGAP

Cây chè Shan tuyết về Gia Hội đã hướng người dân đến sản phẩm chè sạch. Ban đầu, huyện hỗ trợ 2 nhóm hộ sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân rất hăng hái làm, tuy nhiên, về sau nhiều người không còn mặn mà.

Anh Hoàng Văn Đại - khuyến nông viên của xã cho biết: “Nguyên nhân chủ yếu là do giá chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP không cao hơn giá chè thông thường, người sản xuất và tiêu dùng chưa có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm chè sạch và việc tổ chức, quản lý quy trình chất lượng tại các tổ sản xuất còn nhiều khó khăn. Để tháo gỡ vấn đề này, cần thay đổi tư duy của người trồng chè, thói quen của người tiêu dùng, củng cố phương pháp quản lý và tạo điều kiện về tiêu thụ cho sản phẩm chè VietGAP”.

Tìm hiểu tại nhiều hộ dân tham gia mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở Gia Hội, chúng tôi đã thấy nhiều tín hiệu khả quan về mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm chè sạch.

Bà Trần Thị Thêm - thành viên nhóm chè VietGAP ở thôn Hải Chấn cho biết: “Nhiều khách hàng đã tin tưởng hơn khi sản phẩm chè của gia đình tôi đạt chứng nhận VietGAP. Tuy họ chưa trả giá cao hơn nhưng các khách hàng này đã ưu tiên sử dụng sản phẩm của gia đình”.

Điều đó đã chứng minh sản phẩm chè VietGAP dần trở thành thói quen của người tiêu dùng và người trồng chè cũng thuận lợi hơn khi bán hàng. Thực tế cho thấy, mô hình chè VietGAP mới được triển khai mấy năm gần đây, do đó, người trồng chè nên kiên nhẫn, quyết tâm theo đuổi để sản phẩm tạo được thương hiệu, khẳng định chất lượng, khi đó, giá trị sản phẩm chè VietGAP sẽ từng bước nâng lên. Điểm khó khăn lớn nhất hiện nay là người trồng chè không tự nguyện đóng tiền gia hạn giấy chứng nhận VietGAP.

Nguyên nhân chính là do tâm lý ỷ lại, trông chờ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và chưa tin tưởng vào sự thành công của mô hình. Mối liên hệ của tổ hợp tác chè VietGAP với cơ quan chức năng chủ yếu thông qua các cán bộ dự án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do vậy, để chè Shan Gia Hội có thể phát triển và đứng chân trên thị trường chè, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP rất cần sự vào cuộc và phát huy mạnh mẽ, đồng bộ vai trò của chính quyền địa phương. Có như vậy mới tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng diện tích, tăng thu nhập cho người dân vùng cao Gia Hội nói riêng và huyện Văn Chấn nói chung.

Anh Dũng

Các tin khác
Nhờ được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi nên nhiều hộ dân ở huyện Mù Cang Chải đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi bò.

Đến ngày 29/2, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Yên Bái đạt 4.967 tỷ đồng, tăng 99,4 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 82,9% kế hoạch tăng trưởng dư nợ được giao; tỷ lệ tăng trưởng đạt 2,04%.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử với doanh nghiệp xăng dầu đã được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp lớn.

Ngày 18-3, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố và các thương nhân kinh doanh xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử.

Chính phủ hối thúc kiểm tra, giám sát chặt thị trường vàng.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiến độ triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Nhân dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên chăm sóc, duy trì rừng quế giống đảm bảo chất lượng.

Có thể khẳng định, cây quế là một loại cây trồng có giá trị về kinh tế cao, được người dân Yên Bái ví như “vàng xanh” trên núi. Thực trạng phát triển cây quế hiện nay còn chưa chú ý nhiều đến chất lượng, từ cây giống cho đến phương pháp chăm sóc, thu mua đã đặt ra nhiều thách thức cho mục tiêu phát triển cây quế Yên Bái bền vững về chất lượng, thương hiệu trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục