Mù Cang Chải chủ động phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/6/2016 | 9:40:08 AM

YBĐT - Địa hình Mù Cang Chải phần lớn là rừng núi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, có suối Nậm Kim chảy qua. Trên địa bàn huyện, trong những năm gần đây, khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp; vào đầu mùa mưa thường xảy ra các trận lốc xoáy, mưa đá; từ tháng 6 đến tháng 8 thường xuyên xảy ra lũ bão, sạt lở đất, sạt lở ta - luy dọc theo quốc lộ 32, đường liên xã, liên bản, các công trình cầu, cống gây ách tắc giao thông.

Bên cạnh đó, giao thông đi lại khó khăn; dân cư sống phân tán trên các sườn đồi, núi, dọc chân các rẻo khe suối nên rất khó khăn trong công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

Năm 2015, huyện cũng đã có những thiệt hại về người và tài sản bởi thiên tai. Tại bản Tu San, xã Nậm Có xảy ra một vụ sạt lở đất, ảnh hưởng tới 5 gia đình, trong đó làm chết 1 người. Mưa lớn gây sạt lở ảnh hưởng đến 59 hộ tại một số xã, trong đó 22 hộ phải di dời đến nơi ở mới. 12,58 ha hoa màu và 9 con gia súc bị thiệt hại. Lũ cuốn trôi 15 máy hút cát của xã Hồ Bốn và 30 chiếc máy phát điện nhỏ của xã Chế Tạo. Công trình thủy lợi của bản Háng Tày, xã Chế Tạo bị sạt lở nhiều đoạn với chiều dài khoảng 25 m. Mưa lớn gây sạt lở nhiều đoạn trên tuyến quốc lộ 32; các tuyến đường liên xã, liên bản bị sạt nhiều đoạn với khối lượng đất đá khoảng 3.000 m2.

Cầu treo bản Tu San, xã Nậm Có bị hỏng do sạt lở đất. 2 cầu qua suối khu II, xã Chế Tạo bị lũ cuốn trôi. Ngay sau khi nhận được thông tin về thiệt hại, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện đã cử các đoàn công tác xuống các xã để chỉ đạo khắc phục hậu quả, tiếp tục thống kê thiệt hại, hỗ trợ, thăm hỏi, động viên nhân dân và huy động các lực lượng tại chỗ khẩn trương khắc phục những thiệt hại để đảm bảo, ổn định đời sống cho nhân dân. Tổng kinh phí đã hỗ trợ khắc phục thiệt hại năm 2015 là 1,54 tỷ đồng.

Bước vào mùa mưa năm 2016, UBND huyện Mù Cang Chải đã sớm chủ động, tích cực trong PCTT-TKCN. Ban chỉ huy PCTT-TKCN từ huyện tới cơ sở được kiện toàn, đã tăng cường các biện pháp thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo và tổ chức thường trực 24/24 giờ để nắm bắt thông tin và đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; thực hiện nghiêm túc các công điện khẩn của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh về việc đối phó với các cơn bão, áp thấp nhiệt đới.

Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác PCTT-TKCN, cử cán bộ xuống cơ sở đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, phương án PCTT - TKCN theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Kế hoạch PCTT-TKCN năm 2016 của huyện được xây dựng cụ thể, chi tiết nhằm chủ động đối phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn. Các khu vực trọng điểm dễ xảy ra thiên tai được xác định là: khu vực ngập lụt gồm tổ 9, tổ 10 thị trấn Mù Cang Chải; khu vực lũ ống, lũ quét gồm bản Làng Minh, Làng Sang (xã Nậm Khắt), bản Ít Thái, Lìm Thái (xã Cao Phạ); bản Tu San (xã Nậm Có); khu vực sạt lở đất gồm khu vực thị trấn Mù Cang Chải, xã Khao Mang; bản Sáng Nhù (xã Mồ Dề); xã Hồ Bốn; bản Háng Tày, Pú Vá (xã Chế Tạo); khu vực sạt lở đất gây ách tắc giao thông gồm quốc lộ 32 khu đèo Khau Phạ, xã Chế Cu Nha, thị trấn Mù Cang Chải, xã Hồ Bốn.

Với kế hoạch này, các biện pháp phòng chống những tình huống thiên tai có thể xảy ra đều rất rõ ràng, cụ thể, toàn diện. Phương châm chung là thực hiện "4 tại chỗ", huy động tổng lực người, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của Nhà nước, của nhân dân; ưu tiên ứng cứu người trước, tài sản sau.

Đơn cử như trường hợp nếu có mưa lớn kéo dài, mực nước suối Nậm Kim dâng cao gây ngập úng cục bộ tại thị trấn Mù Cang Chải, sẽ nhanh chóng thông báo, báo động cho nhân dân di dời về khu vực trường học bản Háng Đăng Đê, xã Kim Nọi.

Trường hợp nếu có mưa to kéo dài, lượng nước đổ về nhiều, lòng suối bị tắc do sạt đất và xảy ra lũ quét, lũ ống ở bản Tu San (xã Nậm Có), sẽ nhanh chóng thông báo, báo động, huy động lực lượng tại chỗ để di dời người dân và tài sản về nơi an toàn… Trong các tình huống này, đều tổ chức các lực lượng cụ thể để thực hiện di dời con người, tài sản, bảo vệ tài sản sau khi di dời và cấp cứu, cứu chữa người bị nạn.

Các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan đều đã được phân công nhiệm vụ cụ thể. Công tác bảo đảm thông tin, liên lạc, bảo đảm cơ động lực lượng và hậu cần kỹ thuật, khu vực sơ tán cũng đều được lên kế hoạch chi tiết nhằm thực hiện hiệu quả nhất biện pháp PCTT-TKCN khi có thiên tai xảy ra.

Cùng đó, huyện cũng tăng cường công tác quản lý các công trình xây dựng nhằm tránh thiệt hại bởi mưa bão; có kế hoạch phòng, chống và di dời dân ở những vùng thường xuyên bị lũ quét, sạt lở đất, dưới chân ta luy cao trong phạm vi nguy hiểm đến nơi an toàn; tích cực chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, trạm xá và các công trình công cộng khác; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng ứng cứu khi cần thiết; vận động nhân dân trong mùa mưa lũ mỗi gia đình phải có kế hoạch dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm khác bảo đảm cuộc sống sinh hoạt từ 5 ngày trở lên khi có tình huống bất trắc…; tích cực, chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục hậu quả môi trường, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra là tinh thần chung trong PCTT-TKCN của huyện ngay từ khi bước vào mùa mưa bão năm nay.

Hạnh Quyên  

Các tin khác
Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

NHNN thực hiện đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, giúp bình ổn giá vàng và kéo giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Sau khi hủy phiên đấu thầu hôm qua (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (23/4) tiến hành đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Người dân tham gia hưởng ứng trồng rừng gỗ lớn do Hội Nông dân tỉnh phát động trên diện tích 1,5 ha của gia đình ông Lê Mai Hiền, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình anh Nông Văn Nhì (bên trái), thôn Cây Tre, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình hàng năm cho thu nhập 300 triệu đồng.

Thời gian qua, Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, trở thành phong trào thi đua trọng tâm trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, hình thành liên kết theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục