Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán vốn xây dựng cơ bản

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/6/2016 | 9:17:29 AM

YBĐT - Việc giải ngân, thanh toán vốn nợ đọng xây dựng cơ bản thời gian qua được tỉnh chỉ đạo quyết liệt, song tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu và kế hoạch; một số dự án, công trình có giá trị giải ngân thấp, thậm chí chưa giải ngân…

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà kiểm tra tiến độ thi công Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà kiểm tra tiến độ thi công Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường.

Năm 2016, tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh đã được giao đến ngày 14/6 là trên 2.021 tỷ đồng (không bao gồm vốn trả nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam và trích các quỹ 203,5 tỷ đồng).

Trong đó, số vốn đã được phân bổ chi tiết cho các dự án là 1.785,9 tỷ đồng, đã phân bổ chính thức là 1.505,9 tỷ đồng, số chưa phân bổ chính thức là 280 tỷ đồng. Các nguồn vốn chưa được phân bổ chi tiết là 235,5 tỷ đồng, gồm: vốn trái phiếu Chính phủ cho Đề án kiên cố hóa trường lớp học 15,1 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương (đợt 2) gần 215,2 tỷ đồng, vốn nước ngoài (ODA) là 5,2 tỷ đồng.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, đẩy nhanh công tác giải ngân nhưng đến ngày 14/6, toàn tỉnh mới giải ngân đạt trên 448,7 tỷ đồng, bằng 29,8% kế hoạch vốn đã được phân bổ. Trong đó, vốn được giao do chủ đầu tư cấp tỉnh quản lý là 812,6 tỷ đồng, đã giải ngân thanh toán là 326,2 tỷ đồng, bằng 40,1% kế hoạch.

Trong 55 chủ đầu tư có 17 chủ đầu tư thực hiện giải ngân trên 50% kế hoạch, 22 chủ đầu tư giải ngân dưới 50% kế hoạch, đặc biệt có 16 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân kế hoạch vốn. Tổng số vốn do các huyện, thị xã, thành phố quản lý là 693,3 tỷ đồng, số vốn giải ngân thanh toán đến ngày 14/6 là 122,5 tỷ đồng, bằng 17,7% kế hoạch. Đơn vị giải ngân đạt tỷ lệ cao nhất là huyện Văn Yên 33,9%, huyện Trạm Tấu tỷ lệ giải ngân thấp nhất, đạt 9%.

Theo cơ quan chức năng, các nguồn vốn kế hoạch năm 2015 được phép kéo dài sang năm 2016 có thời hạn giải ngân đến hết ngày 30/6 thì việc giải ngân các nguồn vốn đến ngày 14/6 đạt rất thấp, mới đạt 18,2 tỷ đồng/kế hoạch vốn được phép kéo dài là 34,4 tỷ đồng, bằng 53% kế hoạch.

Có thể nêu: nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng nông thôn mới giải ngân 13,7 tỷ đồng/kế hoạch vốn được phép kéo dài là 22,2 tỷ đồng, bằng 61,9% kế hoạch; Chương trình 30a giải ngân đạt trên 3,4 tỷ đồng/kế hoạch vốn được phép kéo dài là 8,8 tỷ đồng, bằng 39% kế hoạch; Chương trình 135 giải ngân đạt 299 triệu đồng/kế hoạch vốn được phép kéo dài  là 783 triệu đồng, bằng 38% kế hoạch.

Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giải ngân đạt 642 triệu đồng/kế hoạch vốn được phép kéo dài là trên 1 tỷ đồng, bằng 62,8% kế hoạch; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, kế hoạch vốn được phép kéo dài là 404 triệu đồng của dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn cho Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2013 không giải ngân được do đã hết nhiệm vụ chi theo dự án đầu tư ban đầu...

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là: một số dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng không tạm ứng vốn; công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; các khâu từ lập, thẩm định, phê duyệt dự án, đấu thầu… vẫn tốn quá nhiều thời gian, chưa kể năng lực tài chính hạn chế của nhiều nhà thầu cũng khiến tiến độ dự án chậm. Theo ông Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải: "Năm 2016, huyện được giao tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn là 70,5 tỷ đồng.

Dự án đường tránh ngập thành phố Yên Bái đã giải ngân 19,1 tỷ đồng/kế hoạch vốn 35 tỷ đồng.

Tính đến ngày 14/6, đã giải ngân đạt 13,4 tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch. Nguyên nhân là do các dự án đầu tư thường được giao chỉ tiêu kế hoạch muộn nên khi hoàn thiện hồ sơ và công tác lựa chọn nhà thầu, công tác giải phóng mặt bằng và ký kết hợp đồng xây lắp, giám sát, bảo hiểm mất tương đối thời gian.

Khi xong các thủ tục đó thì thời tiết lại bước vào mùa mưa nên rất khó có thể triển khai thi công; đặc biệt là những công trình theo tuyến, địa điểm xây dựng trên đồi núi cao, rất khó vận chuyển vật liệu nên thường tạm dừng thi công trong thời gian này".

Cần khẳng định là các chủ trương đầu tư của tỉnh là đúng đắn, sát thực tế và các quyết định đầu tư các dự án khởi công mới đến nay đã bảo đảm đúng quy định về xây dựng cơ bản song nguyên nhân chậm ở một số dự án, công trình là do các chủ đầu tư. Việc gửi hồ sơ thẩm định dự án đến các sở chuyên ngành thường không đầy đủ dẫn đến tiến độ trình phê duyệt không kịp thời, đây là một nguyên nhân chính dẫn tới tiến độ giải ngân chậm. Đối với các nguồn vốn được phép kéo dài đến 30/6 và 30/9, các chủ đầu tư chưa tập trung quan tâm đến giải ngân nguồn vốn này, dẫn đến tiến độ giải ngân thấp; đặc biệt, có dự án phải đề nghị điều chỉnh kế hoạch vốn nhiều lần.

Tính đến nay, khối lượng giải ngân có thời hạn đến 30/6 chỉ đạt có 53%; thời hạn giải ngân đến 30/9 đạt 66,7%; thời hạn giải ngân đến hết năm 2016 đạt 9,1%. Ông Đoàn Hữu Phung - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "Để giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt kế hoạch đề ra, trong tháng 6 này, Sở sẽ rà soát, kiểm tra tiến độ giải ngân của toàn bộ các dự án, đánh giá các tồn tại, tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn cho các dự án cần thiết và tích cực kiến nghị xử lý các chủ đầu tư để tồn tại, chậm tiến độ giải ngân do nguyên nhân chủ quan.

Với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như 135, 30a khởi công mới năm 2016, tính đến ngày 14/6, Trung ương vẫn chưa có hướng dẫn về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án nên việc triển khai giao kế hoạch đang gặp khó khăn. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch đối với các dự án chuyển tiếp và thanh toán vốn cho các dự án hoàn thành" - ông Đoàn Hữu Phung cho biết thêm.

Từ ngày 1/1/2016, các công trình xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng sẽ do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư hoặc đơn vị cấp dưới trực tiếp của UBND cấp huyện làm chủ đầu tư. Đây là một nỗ lực rất lớn của tỉnh Yên Bái trong việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 23/2015/QĐ - UBND ngày 22/12/2015 quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thực hiện việc phân cấp công tác thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư đối với các dự án có cấu phần xây dựng với tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng và các dự án không có cấu phần xây dựng với tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng cho UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Nhờ đó, giảm được phần lớn khối lượng công tác thẩm định của các sở chuyên ngành đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND các huyện, thị xã, thành phố. Riêng đối với công tác phê duyệt chủ trương đầu tư của toàn bộ các công trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định UBND tỉnh.

Quang Thiều

Các tin khác
Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

NHNN thực hiện đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, giúp bình ổn giá vàng và kéo giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Sau khi hủy phiên đấu thầu hôm qua (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (23/4) tiến hành đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục