Trồng rừng sẽ về đích sớm

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/6/2016 | 3:16:23 PM

YBĐT - Bước vào thực hiện kế hoạch trồng mới trên 15.000 ha rừng, năm 2016, các công ty, tổ chức xã hội và người nông dân gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của băng tuyết kéo dài. Song, với sự chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành, sự chuẩn bị một cách khoa học, đặc biệt là sự nỗ lực của bà con nông dân và các công ty lâm nghiệp, đến nay, nhiều địa phương đã hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm.

Nông dân Văn Chấn chăm sóc rừng mới trồng.
Nông dân Văn Chấn chăm sóc rừng mới trồng.

Tính đến ngày 27/6/2016, toàn tỉnh đã trồng mới 11.184,5 ha, bằng 74,6% kế hoạch năm. Trong đó, trồng rừng sản xuất tập trung 9.103,8 ha (keo các loại 4.267,8 ha; quế 3.445,4 ha; bạch đàn 138 ha; bồ đề 806 ha; tre măng Bát độ, mai 320,4 ha và 126,2 ha cây lâm nghiệp khác) và trên 2.080,7 ha cây phân tán.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã triển khai 12 phương án trồng rừng thay thế với tổng diện tích 291,4 ha; trong đó, có 7 công trình thủy điện, thủy lợi với diện tích 228,28 ha, các công trình khác 63,1 ha và có 5 phương án được triển khai thực hiện với tổng diện tích 84 ha, gồm: các công trình thủy điện, thủy lợi 83,9 ha (công trình Thủy điện Văn Chấn 2,3 ha, Dự án Thủy điện Ngòi Hút II 48,8 ha, công trình Thủy điện Làng Bằng 4,3 ha, công trình Thủy lợi Nậm Mở khu tái định cư Mường Kim 28,5 ha); công trình khác 0,09 ha.

Như vậy, kế hoạch trồng mới 15.000 ha rừng trong năm 2016 cơ bản hoàn thành đối với trồng rừng sản xuất tập trung và giờ chỉ còn diện tích trồng rừng phòng hộ là chính. Nhiều địa phương đã hoàn thành vượt mức và cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất tập trung là: Yên Bình 2.702/2.540 ha, bằng 106% kế hoạch năm; Trấn Yên 2.624/2.500 ha, bằng 105% kế hoạch năm; một số huyện trồng đạt cao là Văn Yên 80% kế hoạch năm, Lục Yên gần 80% kế hoạch năm... Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, đây là năm có tốc độ trồng rừng đạt cao nhất từ trước đến nay, không chỉ nhanh về số lượng mà chất lượng rừng trồng cũng khá tốt, tỷ lệ cây trồng đúng kỹ thuật, tỷ lệ cây sống cũng đạt cao trên 95%.

Khi nói về kết quả trồng rừng 6 tháng đầu năm 2016, ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Yên Bái cho biết: “Chưa bao giờ Yên Bái lại gặp thời tiết bất lợi như năm 2016 này, không chỉ rét đậm, rét hại mà lại còn băng tuyết rơi phủ kín nhiều địa phương vùng cao, nhiều diện tích rừng, thảo quả bị chết. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lên xuống thất thường, thị trường đầu ra cho sản phẩm không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông - lâm nghiệp nói chung cũng như tiến độ trồng rừng nói riêng. Nhưng ngay từ khi xây dựng kế hoạch, Chi cục đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thị, thành phố và các đơn vị liên quan rà soát, thiết kế, chuẩn bị đất, xây dựng kế hoạch cụ thể tới từng xã. Song song với đó là chỉ đạo các địa phương, ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp, các chủ vườn ươm chuẩn bị 95 triệu cây giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu trồng rừng. Bên cạnh đó, chỉ đạo kịp thời trong những ngày giá rét, băng tuyết phủ không tiến hành trồng rừng. Nhờ vậy, dự kiến hết tháng 6, toàn tỉnh trồng đạt trên 74% kế hoạch năm, hiện chỉ còn diện tích rừng trồng phòng hộ do điều kiện thời tiết, khí hậu nên sẽ trồng tập trung trong vụ thu".

Không chỉ nhanh về tiến độ mà chất lượng giống cây năm nay cũng có sự chuyển dịch rõ nét. Hầu như toàn bộ diện tích rừng trồng kinh tế là bằng giống cây tiến bộ, chất lượng tốt, năng suất cao và rõ xuất xứ, nguồn gốc. Rừng trồng phòng hộ thì hạn chế cây thông, chủ yếu trồng hỗn giao cây vối thuốc và đặc biệt là cây sơn tra. Bên cạnh việc đẩy mạnh trồng rừng, ngành nông nghiệp đã lựa chọn huyện Yên Bình và phối hợp với Công ty cổ phần Chế biến gỗ Nam Định triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành lâm nghiệp thông qua quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC cho nhóm hộ tại 5 xã, thị trấn của huyện Yên Bình, dự kiến đến tháng 10/2016 sẽ có 2.000 ha rừng trồng của trên 400 hộ gia đình sẽ được cấp chứng chỉ FSC.

Với sự chỉ đạo tích cực, sát sao của các cấp, các ngành, sự vào cuộc tích cực của người dân, các công ty lâm nghiệp, ban quản lý bảo vệ rừng, chắc chắn nhiệm vụ trồng và phát triển vốn rừng năm 2016 sẽ về đích sớm.

Thanh Phúc

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục