251 cây cầu tiềm ẩn nguy cơ bị đâm va

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/7/2016 | 8:50:47 AM

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), có tới 251/646 cầu đường bộ, đường sắt trên các tuyến đường thủy không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

Hiện trường sự cố sà lan đâm sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) hồi tháng 3 vừa qua.
Hiện trường sự cố sà lan đâm sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) hồi tháng 3 vừa qua.

Theo thống kê của Cục, trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia hiện có tổng số 646 cầu đường bộ, đường sắt bắc qua, trong đó có 251 cầu kích thước khoang thông thuyền không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật đường thủy nội địa (đường bộ 231 cầu, đường sắt 20 cầu).

Ông Trần Văn Thọ, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa cho biết, tại các cầu chưa được triển khai lắp đặt hệ thống cảnh báo từ xa về tĩnh không thông thuyền. Nhiều cầu yếu trên tuyến đường chính, huyết mạch chưa được xây dựng trụ chống va xô, chưa có phương án cải tạo, nâng cấp, xây mới thay thế cầu cũ, trong khi luồng đường thủy dòng chảy xoáy, đặc biệt nguy hiểm vào mùa lũ khi mố, trụ cầu tạo chướng ngại vật đối với tàu thuyền, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy rất cao, nguy hiểm đến kết cấu công trình cầu.

Cục Đường thủy nội địa đã tiến hành rà soát đánh giá hiện trạng đối với 72 cầu (53 cầu đường bộ, 19 cầu đường sắt) để đưa ra giải pháp cho 67 vị trí cầu (5 vị trí cụm cầu cạnh nhau).

Trong năm nay, Cục đã triển khai điều tiết bảo đảm an toàn giao thông kết hợp chống va trôi mùa lũ 19 vị trí, đề xuất lắp đặt thiết bị cảnh báo từ xa cầu và bổ sung báo hiệu tại 67 vị trí với tổng kinh phí 72,6 tỷ đồng…

Dự kiến năm 2017, tổng số vị trí cầu cần thực hiện công tác điều tiết bảo đảm an toàn giao thông đường thủy và kết hợp chống va trôi mùa bão, lũ là 54 vị trí với tổng kinh phí 317 tỷ đồng. Năm 2018 sẽ có 62 vị trí với tổng kinh phí 434,7 tỷ đồng.

Tổng kinh phí cho việc điều tiết bảo đảm an toàn giao thông kết hợp chống va trôi mùa lũ cho 251 cây cầu này là 824,3 tỷ đồng.

Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Cục Đường thủy nội địa đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt rà soát, đánh giá hệ thống cầu yếu, nghiên cứu đầu tư dỡ bỏ, thay thế hoặc cải tạo, nâng cấp, lắp đặt hệ thống chống va xô đối với hệ thống cầu.

Đường sắt “vỡ kế hoạch” vì cầu Ghềnh sập

Liên quan đến vấn đề này, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết trong 6 tháng đầu năm 2016, ngành đường sắt gặp nhiều khó khăn sau sự cố sà lan đâm sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) hồi tháng 3 vừa qua. 

Báo cáo của VNR cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, các hoạt động về sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng và sản xuất công nghiệp giữ ổn định nhưng hoạt động điều hành vận tải đường sắt của Công ty mẹ và sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần vận tải bị ảnh hưởng rất lớn do sự cố.

Cụ thể, thiệt hại do cầu Ghềnh gây ra cho cả năm 2016 là 535 tỷ đồng bao gồm giảm 471,6 tỷ đồng doanh thu, phát sinh 61,1 tỷ đồng chi phí tại các Công ty vận tải và 2,3 tỷ đồng doanh thu, 2,2 tỷ đồng chi phí tại Chi nhánh khai thác.

Tính chung toàn Tổng Công ty sản lượng và doanh thu chỉ đạt hơn 80% so với cùng kỳ năm 2015.

 “Khả năng phục hồi sản xuất vận tải trong năm 2016 để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% sản lượng và doanh thu là không thực hiện được”, một lãnh đạo VNR thừa nhận.

Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, VNR đã xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch từ nay đến cuối năm 2016 phấn đấu tăng trưởng về sản lượng, doanh thu đạt 100% so với cùng kỳ năm 2015 và đảm bảo việc làm cho người lao động, thu nhập bằng với năm 2015.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tủ bếp gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Việc tận dụng FTA không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển.

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN tỉnh kiểm định cân được sử dụng trong mua bán tại chợ Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Từ năm 2024, bên cạnh việc kiểm định các phương tiện đo: công tơ điện, cân ô tô, thiết bị X quang… các loại cân (phương tiện đo nhóm 2) tại chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ được Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin và khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh kiểm định thường xuyên, góp phần tích cực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục