Động lực giúp người dân phát triển du lịch cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/8/2016 | 8:33:37 AM

YBĐT - Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mà cả người dân bản địa và du khách cùng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch, qua đó người dân bản địa thu được các lợi ích kinh tế - xã hội, đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, văn hóa địa phương.

Trình diễn giã bánh dày của đồng bào Mông (Mù Cang Chải) tại các lễ hội luôn thu hút khách du lịch.
Trình diễn giã bánh dày của đồng bào Mông (Mù Cang Chải) tại các lễ hội luôn thu hút khách du lịch.

So với các loại hình du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng thì du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh  đang có xu hướng phát triển hơn cả. Bởi vậy, việc dạy cho người dân kỹ năng làm du lịch cộng đồng rất cần được đẩy mạnh.

Bà Vũ Thị Hà – giảng viên Khoa Văn hóa và Du lịch, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ Thuật và Du lịch (VHNT&DL) tỉnh, người trực tiếp tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch cho người dân khẳng định: “Kể từ khi thành lập (năm 2013) đến nay, Trung tâm Dạy nghề Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch thuộc Trường Cao đẳng VHNT&DL đã mở rất nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch cho người dân trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, người dân ở các địa phương có hoạt động du lịch cộng đồng phát triển đều tích cực tham gia các khóa đào tạo về du lịch. Tuy nhiên, cách làm du lịch cộng đồng hiện nay của người dân phần lớn còn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Do đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa nhà quản lý, nhà nông và doanh nghiệp trong hoạt động du lịch là hết sức cần thiết”.

Được biết, thời gian qua, để giúp người dân kỹ năng làm du lịch, các giảng viên Trường Cao đẳng VHNT&DL đã nhiệt tình đi đến từng bản, làng có hoạt động du lịch cộng đồng đang phát triển để giảng dạy. Cùng với dạy lý thuyết, các giảng viên còn tổ chức các trò chơi, các hoạt động thực hành; hướng dẫn người dân cụ thể từ cách vệ sinh nhà cửa, đón tiếp, giao tiếp với khách; cách tổ chức bữa ăn, chế biến và bảo quản thức ăn, pha chế đồ uống; cách nấu một số đồ ăn nhanh; tự làm danh thiếp (namecard); cách quản lý tiền thu được từ kinh doanh du lịch để có thể tái đầu tư…

Chị Lường Thị Hải – người dân bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ bày tỏ: “Trước đây vợ chồng tôi chỉ làm nông nghiệp nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Kể từ khi được tham gia lớp đào tạo miễn phí làm du lịch, gia đình đã mạnh dạn đầu tư sửa chữa nhà cửa, trang bị một số đồ dùng, vật dụng, kinh doanh du lịch “homestay” nhờ vậy mà cuộc sống khấm khá hẳn lên”.

Hiện tại, du lịch Yên Bái nói chung mới ở giai đoạn đầu khai thác, bởi vậy đây cũng là điều kiện thuận lợi để áp dụng những nguyên tắc phát triển du lịch một cách bền vững ngay từ bước đầu. Muốn thu hút được du khách, Yên Bái cần tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, quảng bá các sản phẩm du lịch, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng nhằm giúp du khách đến tham quan các bản, làng dân tộc thiểu số để tìm hiểu các giá trị văn hoá bản địa như: tập quán sinh hoạt sản xuất, lao động, văn hóa, lễ hội, thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian và mua những sản phẩm thổ cẩm, mỹ nghệ, mây tre đan làm quà lưu niệm. Hiện, loại hình du lịch cộng đồng đang được tổ chức khá thành công tại một số địa phương như: làng du lịch Ngòi Tu (xã Vũ Linh, huyện Yên Bình), làng du lịch văn hoá xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ), làng du lịch xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải)…

Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng thì trong thời gian tới trước hết phải đề cao tính cộng đồng, phải có được sự tham gia rộng rãi của người dân, người dân phải trở thành chủ thể và được đảm bảo lợi ích. Nếu làm được điều này thì không chỉ phát huy được thế mạnh văn hóa bản địa của các dân tộc mà còn góp phần thiết thực vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới.

Hồng Oanh

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (25/4), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng. Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng lần thứ hai, giá vàng miếng vẫn có xu hướng tăng không kiểm soát.

Cán bộ kiểm lâm Văn Chấn kiểm tra cây giống trước khi trồng rừng.

Vốn là “điểm nóng” trong công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng (PTR), nhưng những năm trở lại đây, huyện Văn Chấn có nhiều giải pháp trong QLBV, phòng chống cháy rừng (PCCCR) cũng như phát triển vốn rừng. Nhờ vậy, những cánh rừng nghèo nay đã và đang hồi sinh trở lại.

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục