Yên Bái chú trọng chất lượng giống vật nuôi

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/8/2016 | 9:07:20 AM

YBĐt - Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các địa phương tập trung cải tạo chất lượng giống vật nuôi bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo nhằm cải thiện tầm vóc và khả năng sản xuất thịt.

Ông Trần Văn Đại - thôn Cát Lem, xã Đại Minh, huyện Yên Bình làm nghề phối giống trực tiếp cho lợn đến nay đã được 16 năm. Với ông, phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, không cần đầu tư kỹ thuật song về chất lượng thì lợn nái sẽ dễ bị lây lan bệnh qua tiếp xúc với lợn đực giống bị nhiễm bệnh và một lợn đực giống không phối giống được cho nhiều lợn cái cùng một lúc. Từ năm 2010, ông tham gia mô hình truyền tinh nhân tạo do Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Yên Bái xây dựng trong nông hộ.

 

Nhận thức của người chăn nuôi về con giống đang dần thay đổi theo hướng sử dụng con giống chất lượng tốt, năng suất cao.

Có thể thấy, nhận thức của người chăn nuôi về con giống đang dần thay đổi theo hướng sử dụng con giống chất lượng tốt, năng suất cao. Cũng xác định mục tiêu đó, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã xây dựng các điểm mô hình về giống như: mô hình truyền tinh nhân tạo lợn trong nông hộ, mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại trong nông hộ; mô hình chăn nuôi gà thả vườn đồi theo hướng an toàn sinh học...

Xác định chăn nuôi là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các địa phương tập trung xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình mới nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, tăng cường việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật rộng rãi trong chăn nuôi; đồng thời cải tạo chất lượng giống vật nuôi bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo nhằm cải thiện tầm vóc và khả năng sản xuất thịt, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Với những chính sách ưu đãi về vốn đối với các hộ chăn nuôi, đẩy mạnh các đề án cải tạo chất lượng đàn vật nuôi qua khâu giống cùng chú trọng chuyển giao khoa học kỹ thuật, tỉnh Yên Bái đã có những định hướng và các giải pháp thiết thực, phát huy thế mạnh của một tỉnh miền núi, góp phần đưa ngành chăn nuôi của địa phương phát triển nhanh cả về số lượng và bền vững về chất lượng, giúp nông dân nâng cao thu nhập từ chăn nuôi.

Thanh Chi – Đức Toàn

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục