Tăng cường triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/9/2016 | 6:59:05 AM

YBĐT - Đã một thời Yên Bái có khá nhiều "điểm nóng" trong quản lý bảo vệ rừng, tình trạng chặt phá, khai thác, buôn bán vận chuyển lâm sản khá phức tạp. Song, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành công tác quản lý bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực.

Nhiều diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh nay đã hồi sinh trở lại.
Nhiều diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh nay đã hồi sinh trở lại.

Số vụ và mức độ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã giảm theo từng năm, rừng và chất lượng rừng đã được nâng lên rõ rệt.

Những quả đồi trơ trọi, những cánh rừng xơ xác thủa nào nay đã được hồi sinh trở lại, mang màu xanh no ấm cho nhân dân. Giá trị kinh tế lâm nghiệp mỗi năm mang về cho Yên Bái cả ngàn tỷ đồng. Hàng loạt nhà máy chế biến gỗ rừng trồng đi vào sản xuất, tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người dân.

Những tỷ phú, triệu phú từ rừng không còn là chuyện hiếm. Tính đến hết tháng 6/2016, toàn tỉnh có 523.275 ha đất lâm nghiệp, chiếm 75,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 479.626 ha (đất có rừng 387.576 ha, chiếm 74,7% diện tích đất lâm nghiệp; đất chưa có rừng 92.050 ha; đất trồng rừng chưa thành rừng 21.881 ha...).

Trong 479.626 ha đất lâm nghiệp thì rừng phòng hộ là 152.794 ha (bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng, đất chưa có rừng), rừng đặc dụng 36.147 ha, rừng sản xuất 290.684 ha. Ngoài ra, còn có trên 43.649 ha quế tập trung tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn. Độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 62,2%.

Có được kết quả đó, trước tiên là do sự chỉ đạo, điều hành có hiệu quả của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở, cùng các cơ chế, chính sách phù hợp cho phát triển lâm nghiệp bền vững và thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đã ban hành một loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng phù hợp với lợi thế của từng địa phương.

Trong vòng 10 năm nay, bình quân mỗi năm tỉnh đầu tư hỗ trợ gần 40 tỷ đồng cho sản xuất nông lâm nghiệp và hàng chục tỷ đồng bảo vệ, khoanh nuôi rừng. Nhờ đó, diện tích rừng cũng như chất lượng rừng phát triển theo năm tháng, năm ít cũng trồng trên 10.000 ha và liên tục 5 năm trở lại đây mỗi năm Yên Bái trồng không dưới 15.000 ha. Bên cạnh phát triển vốn rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng cũng được chú trọng, ý thức của người dân trong quản lý, bảo vệ được nâng lên.

Rừng và chất lượng rừng, cũng như quản lý bảo vệ rừng đã nâng lên rõ nét. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn diễn ra ở một số địa phương, hiệu quả đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng chưa cao. Trong 8 tháng năm 2016, kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 24 vụ khai thác, 59 vụ vận chuyển lâm sản, 44 vụ chế biến, cất giữ lâm sản trái phép...

Qua đó cho thấy, quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn những tồn tại cần được tăng cường hơn nữa. Để tăng cường các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm; đồng thời, chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm và khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong quản lý bảo vệ rừng, UBND tỉnh đã có Công văn số 1895/UBND-NLN ngày 30/8/2016 về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm.

Đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở về quản lý và bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị định số 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy chữa cháy rừng.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chấn chỉnh tác phong làm việc của cán bộ công chức kiểm lâm khi thi hành nhiệm vụ, chấp hành nghiêm các quy định của ngành như: mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, biển hiệu... khi làm việc và tiếp xúc với tổ chức, công dân phải đúng mực, lịch sự; thực hiện đúng quy trình, thủ tục pháp luật; không được đặt ra các yêu cầu ngoài quy định của pháp luật.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ trong các đơn vị kiểm lâm; kiểm tra đột xuất về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các đơn vị, cán bộ, công chức kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm phối hợp với công an trên địa bàn các huyện, thị, thành phố và các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, truy quét các “đầu nậu”, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và những cơ quan, chủ rừng, đặc biệt người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng...; kiểm tra rà soát chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ, xử lý nghiêm và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở sử dụng gỗ bất hợp pháp hoặc cố tình không chấp hành quy định về quản lý.

Rà soát tham mưu giúp UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo về bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; xây dựng cơ chế hoạt động, giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích tại các công ty, doanh nghiệp và kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đến mọi người dân.      

Thanh Phúc

Các tin khác
Lãnh đạo Sở Xây dựng trao Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã An Thịnh đạt đô thị loại V

Ngày 16/4, UBND huyện Văn Yên tổ chức lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã An Thịnh là đô thị loại V trực thuộc huyện Văn Yên.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025).

Lãnh đạo xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn trao đổi với người dân về chăm sóc cây cam để giữ vững Chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn. *(Ảnh tư liệu)

Ngày 16/4, UBND huyện Văn Chấn phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm - Hà Nội và 9 xã vùng ngoài của huyện tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hỗ trợ trồng mới, trồng cải tạo diện tích cam của huyện năm 2024.

Nhân dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn kiên cố hóa kênh mương nội đồng.

Triển khai nhiều giải pháp giúp các xã vùng khó khăn bứt phá trở thành xã nông thôn mới (NTM), huyện Văn Chấn quyết tâm phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM và 2 xã đạt NTM nâng cao trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục