Chủ động, quyết liệt phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2016 | 1:54:01 PM

YBĐT - Trước mỗi mùa mưa, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã chỉ đạo ban chỉ huy PCTT - TKCN các xã, thị trấn tổ chức khảo sát lại những khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, gió lốc, ngập lụt để có kế hoạch ứng phó kịp thời.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải cùng các lực lượng kiểm tra tình hình PCTT - TKCN tại cơ sở.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải cùng các lực lượng kiểm tra tình hình PCTT - TKCN tại cơ sở.

Mù Cang Chải nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mặt nước biển, thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm ôn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô): mùa mưa từ cuối tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Địa bàn của huyện phần lớn là rừng núi, độ dốc lớn, có nhiều khe sâu, suối Nậm Kim bắt nguồn từ đỉnh đèo Khau Phạ xuống Than Uyên.

Vào mùa mưa hàng năm, trên địa bàn huyện thường xảy ra bão lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở nơi có ta luy cao, độ dốc lớn dọc theo quốc lộ 32, từ đèo Khau Phạ về thị trấn Mù Cang Chải đến huyện Than Uyên. Mùa đông thường xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, có nhiều nơi xảy ra băng giá, gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân...

Để đối phó với thiên tai, hàng năm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT – TKCN) huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, lên phương án phòng chống bão lũ (PCBL) và thông báo cho người dân cảnh giác các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai, đặc biệt là những điểm có nguy cơ sạt lở đất. UBND huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn chủ động nhân lực, phương tiện với tinh thần sẵn sàng PCTT - TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”.

Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân di dời khỏi những nơi nguy hiểm để bảo toàn tính mạng và tài sản... Thực tế cho thấy, các thôn, bản ở Mù Cang Chải phần lớn tập trung trên lưng chừng núi có độ dốc lớn và bên khe suối sâu nên mỗi khi xảy ra mưa bão, lũ lụt thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Trước thực trạng đó, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch PCTT - TKCN với các phương án sẵn sàng ứng trực từ huyện đến cơ sở.

Ông Lê Trọng Khang – Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Mù Cang Chải cho biết: “Để đối phó với thiên tai, ngay từ đầu các năm, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, lên phương án PCBL và thông báo cho người dân cảnh giác các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai. Đồng thời, cử cán bộ các phòng chức năng của huyện phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện phòng chống gió lốc, mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất đá. Đồng thời, hướng dẫn nhân dân thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết qua báo, đài để chủ động phòng tránh thiên tai đảm bảo an toàn, kịp thời”.

Được biết, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch tác chiến và lực lượng PCTT - TKCN bao gồm: bộ đội, công an, dân quân tự vệ. Sử dụng lực lượng dân quân tự vệ thị trấn với quân số 59 đồng chí, lực lượng quân sự 12 đồng chí, tập trung tại UBND thị trấn bổ sung giao nhiệm vụ tiến hành di chuyển nhân dân về khu an toàn của thị trấn 100 người; lực lượng di dời tài sản của nhân dân về nơi an toàn gồm cán bộ, nhân viên thuộc các ban, ngành, đoàn thể của huyện, quân số 55 đồng chí; lực lượng bảo vệ tài sản của nhân dân gồm 5 đồng chí Công an huyện kết hợp với công an viên của thị trấn đảm bảo an toàn tài sản của nhân dân, hướng dẫn nhân dân ổn định trật tự giữ vững trật tự an toàn xã hội nơi sơ tán; lực lượng cứu chữa người bị nạn bao gồm 10 nhân viên y tế, chia làm 2 tổ với 1 xe ô tô cứu thương sẵn sàng cấp cứu  tại chỗ và vận chuyển người bị nạn lên tuyến trên...

Đặc biệt, trước mỗi mùa mưa, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã chỉ đạo ban chỉ huy PCTT - TKCN các xã, thị trấn tổ chức khảo sát lại những khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, gió lốc, ngập lụt để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Với phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương có hiệu quả”, trong đó, lấy phòng tránh là chủ yếu, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Mù Cang Chải đã củng cố, kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên đảm bảo hoạt động hiệu quả và tổ chức thường trực 24/24 giờ.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuần tra, nắm bắt kịp thời thông tin dự báo thời tiết và sự chỉ đạo của cấp trên về công tác PCTT, tích cực tuyên truyền, phổ biến cho người dân về kiến thức, kinh nghiệm và khả năng ứng phó, phục hồi khi xảy ra thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ, gió lốc gây ra.

Thiên Cầm

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục