Giảm nghèo bền vững ở Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/9/2016 | 7:13:35 AM

YBĐT - Những năm qua, huyện Văn Yên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong hỗ trợ phát triển sản xuất, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), hỗ trợ về nhà ở, đất ở… để giúp hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Công trình cấp nước sinh hoạt thôn 4, xã Phong Dụ Hạ thuộc Dự án Giảm nghèo giai đoạn II mới đưa vào sử dụng.
Công trình cấp nước sinh hoạt thôn 4, xã Phong Dụ Hạ thuộc Dự án Giảm nghèo giai đoạn II mới đưa vào sử dụng.

Để triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo, Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo huyện đã phối hợp chặt chẽ từ huyện đến cơ sở; chủ động triển khai, xây dựng các chương trình, kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, gắn với lồng ghép các chương trình, dự án, nguồn lực đầu tư để xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế của từng địa phương; tuyên truyền nhân dân tích cực lao động sản xuất, chủ yếu tạo việc làm tại chỗ.

Các chỉ tiêu tạo việc làm, đào tạo nghề cho LĐNT được thông qua các chương trình hỗ trợ sản xuất, vay vốn tạo việc làm. Đặc biệt, qua các lớp dạy nghề phi nông nghiệp, người lao động có thể xin việc làm tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và đi xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Đánh giá công tác lao động - việc làm 5 năm gần đây cho thấy, trung bình mỗi năm, huyện giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động; trong đó, từ phát triển kinh tế - xã hội 1.200 lao động, làm việc tại các doanh nghiệp trong nước 650 lao động; xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài 90 lao động; phát triển kinh tế gia đình, tự tạo việc làm 1.300 lao động…

Thực hiện các chính sách giảm nghèo, từ năm 2011 đến nay, huyện đã thực hiện các chính sách hỗ trợ 10 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 39 thôn, bản vùng ĐBKK với kinh phí trên 6,1 tỷ đồng, gồm: hỗ trợ cây nông nghiệp, chăn nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn thịt, gia cầm, vật tư làm chuồng trại, vắc-xin tiêm phòng dịch bệnh, trồng cỏ, làm cây rơm…

Cùng với việc hỗ trợ cho phát triển sản xuất, người dân thuộc hộ nghèo vùng ĐBKK còn được hưởng các chế độ, chính sách của Chính phủ, như: hỗ trợ tiền điện, trẻ em từ 3 đến 5 tuổi thuộc vùng khó khăn được hỗ trợ tiền ăn trưa, cấp bù học phí. Trên 71.000 người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Người nghèo thuộc các thôn, bản ĐBKK còn được trợ giúp pháp lý miễn phí.

Để tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, các tổ chức đoàn thể còn đứng ra tín chấp với các ngân hàng trên địa bàn huyện tạo điều kiện cho vay vốn để phát triển sản xuất. Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội về công tác giảm nghèo, từ năm 2011 đến nay, trên 500 hộ nghèo của huyện đã được hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở. Vào các dịp tết Nguyên đán và giáp hạt, hộ nghèo, hộ gặp khó khăn do bị thiên tai rủi ro thiếu đói được nhận gạo cứu đói của Chính phủ.

Để thúc đẩy kinh tế các xã vùng ĐBKK phát triển, nổi bật trong 6 năm gần đây là Dự án Giảm nghèo giai đoạn II triển khai trên địa bàn 7 xã ĐBKK, gồm: Nà Hẩu, Viễn Sơn, Xuân Tầm, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Quang Minh. Dự án đã đầu tư 805 công trình, tiểu dự án (TDA) với tổng kinh phí thực hiện trên 103 tỷ đồng.

Trong đó, đường đất với 82 TDA với chiều dài 83,7 km, tổng số 5.514 hộ hưởng lợi; đường bê tông với 24 TDA với chiều dài 6,5 km, với 1.772 hộ hưởng lợi; cống gồm 68 TDA, tưới tiêu cho 367 ha ruộng nước với 5.186 hộ hưởng lợi; nước sạch 7 TDA với dung tích bể chứa 164 m3 với 182 hộ hưởng lợi. Dự án còn hỗ trợ sinh kế với 431 TDA, gồm: hỗ trợ trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gia cầm… với 4.256 hộ hưởng lợi.

Đồng chí Hoàng Minh Chung - Phó Ban quản lý Dự án Giảm nghèo giai đoạn II huyện Văn Yên cho biết: “Bằng cách tiếp cận của Dự án là phục vụ chính đáng cho người dân nghèo được hưởng lợi bằng cách là cho nhân dân đề xuất, tự triển khai và tự chịu trách nhiệm nên đã vượt qua sức ỳ và vươn lên thoát nghèo bằng chính khả năng của mình. Các công trình cơ sở hạ tầng giúp cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, như: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt… được chú trọng. Bên cạnh đó nhiều hoạt động của TDA sinh kế, được đánh giá là đòn bẩy tích cực để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo”.

Đánh giá đó cho thấy, việc triển khai các chính sách đối với hộ nghèo đều bảo đảm đúng đối tượng, không xảy ra việc khiếu kiện về các chế độ chính sách đối với hộ nghèo. Qua kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo đa chiều đầu năm 2016, hộ nghèo toàn huyện 11.312 hộ, tỷ lệ 34,94%; cận nghèo 3.346 hộ, tỷ lệ 10,33%. Mục tiêu giảm nghèo của huyện Văn Yên phấn đấu mỗi năm giảm 4% hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

Thạch Phong

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục