Rừng xanh nhờ chính sách

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/9/2016 | 7:16:39 AM

YBĐT - Trong những năm qua, nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mà người dân huyện Mù Cang Chải nói chung và đối tượng thụ hưởng chính sách nói riêng đã hiểu về mục đích, yêu cầu của DVMTR trên địa bàn.

Việc chi trả tiền DVMTR cho người dân một lần vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 của năm sau nên chưa kịp thời động viên được người dân.
Việc chi trả tiền DVMTR cho người dân một lần vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 của năm sau nên chưa kịp thời động viên được người dân.

Chính sách này là một bước đột phá trong nhận thức và hành động của đồng bào nơi đây về vai trò, ý nghĩa của rừng đối với cuộc sống của họ.

Trung bình hàng năm, huyện Mù Cang Chải có khoảng trên 61.000 ha rừng nằm trong lưu vực sông Hồng và sông Đà được chi trả DVMTR. Sau 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR, đến nay, các đơn vị chủ rừng, Ban Chi trả huyện Mù Cang Chải đã nhận trên 89,846 tỷ đồng và thanh toán kịp thời tới 31.812 lượt hộ nhận khoán bảo vệ rừng (BVR).

Ông Lê Văn Hùng - Giám đốc Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải cho biết: “Từ nguồn phí DVMTR, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Thu nhập của các hộ, nhóm hộ nhận khoán BVR hàng năm đã tăng lên. Năm 2012, có 7.485 hộ gia đình được thụ hưởng chính sách với tổng số tiền trên 15 tỷ 800 triệu đồng, năm 2013 có 7.560 lượt hộ được thụ hưởng trên 24 tỷ đồng và năm 2015 có 8.612 lượt hộ được thụ hưởng trên 24 tỷ đồng”.

Chính sách chi trả tiền DVMTR được triển khai đã cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng. Với đơn giá đầu tư cho một héc - ta bảo vệ khá cao, từ 322.102 đồng/ha năm 2012 tăng lên 435.600 đồng/ha năm 2015 đối với lưu vực sông Đà; từ 28.612 đồng/ha năm 2012 tăng lên 163.000 đồng/ha đối với lưu vực sông Hồng đã góp phần tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng.

Đây thực sự là một nguồn thu nhập đáng kể để cải thiện đời sống của nhân dân trong vùng dự án, góp phần ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo của huyện Mù Cang Chải trong những năm vừa qua. Từ kết quả trên cho thấy, cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền DVMTR đã nâng cao tổng thu nhập của người dân.

Cùng với việc có thêm nguồn thu thì điều quan trọng hơn cả là từ khi thực hiện chính sách chi trả tiền DVMTR, người dân đã có ý thức hơn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng; nhiệt tình hơn trong công tác trồng, chăm sóc rừng; tình trạng xâm lấn, chặt phá, cháy rừng đã từng bước được hạn chế. Điều đó, được thể hiện trong 5 năm qua (2011 - 2015), trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã trồng được gần 3.000 ha rừng, đưa độ che phủ rừng toàn huyện đạt 65%.

Trong đó, rừng phòng hộ 2.300 ha, rừng sản xuất 690 ha, chăm sóc rừng trồng các năm 5.100 ha, đạt 100% kế hoạch giao. Thực tế cho thấy, hiện nay, người dân các địa phương có rừng trên địa bàn huyện đã ý thức hơn trong việc BVR.

Các chủ rừng đã tiến hành giao khoán rừng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình nên có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chủ rừng với hộ gia đình và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, BVR. Tình trạng phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng được chi trả tiền DVMTR đã được hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện chính sách chi trả tiền DVMTR còn gặp một số khó khăn như: việc thanh toán tiền DVMTR hàng năm được thanh toán rất muộn, khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2 của năm sau nên chưa kịp thời động viên được người dân; đơn giá chi trả trên phạm vi một huyện không đồng đều, đầu nguồn sông Hồng thấp hơn đầu nguồn sông Đà có những năm đến hơn 10 lần.

Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm do nhận thức của người dân chưa cao, chưa hiểu hết các chính sách đầu tư của Nhà nước, dẫn đến những thắc mắc, kiến nghị. Ngoài ra, việc xác định ranh giới, diện tích rừng đối với các nhóm hộ nhận khoán gặp nhiều khó khăn do diện tích rừng tập trung ở những nơi núi cao, hiểm trở, yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn cao, mất nhiều thời gian, công sức, khối lượng công việc lớn; vẫn còn tình trạng đơn vị sử dụng DVMTR nợ tiền kéo dài...

Để việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đạt hiệu quả, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng thì trong thời gian tới, đề nghị các cấp, các ngành có thẩm quyền cần quan tâm giải quyết những khó khăn nêu trên.

Hồng Duyên

Các tin khác
Lãnh đạo Sở Xây dựng trao Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã An Thịnh đạt đô thị loại V

Ngày 16/4, UBND huyện Văn Yên tổ chức lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã An Thịnh là đô thị loại V trực thuộc huyện Văn Yên.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025).

Lãnh đạo xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn trao đổi với người dân về chăm sóc cây cam để giữ vững Chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn. *(Ảnh tư liệu)

Ngày 16/4, UBND huyện Văn Chấn phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm - Hà Nội và 9 xã vùng ngoài của huyện tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hỗ trợ trồng mới, trồng cải tạo diện tích cam của huyện năm 2024.

Nhân dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn kiên cố hóa kênh mương nội đồng.

Triển khai nhiều giải pháp giúp các xã vùng khó khăn bứt phá trở thành xã nông thôn mới (NTM), huyện Văn Chấn quyết tâm phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM và 2 xã đạt NTM nâng cao trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục