Yên Bình: Hiệu quả từ nuôi cá eo ngách trên hồ

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/10/2016 | 4:42:34 PM

YênBái - YBĐT - Theo đánh giá của người dân và các nhà chuyên môn, nuôi cá eo ngách trên hồ rất thuận lợi, dễ nuôi, ít bệnh tật, nguồn thức ăn có sẵn và nuôi được nhiều loại cá khác nhau, sản phẩm được khách hàng ưu chuộng.

Ông Trần Văn Thịnh ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình đã gắn bó với nghề nuôi và đánh bắt cá trên hồ bao năm nay nhưng cuộc sống khá giả của gia đình mới chỉ bắt đầu khi ông mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá quây eo ngách trên hồ Thác Bà.

Với 2,4 ha mặt hồ eo ngách, hàng năm gia đình ông Thịnh đã thu về trên 150 triệu đồng. Theo ông Thịnh, việc nuôi cá quây eo ngách trên hồ Thác Bà rất thuận lợi bởi mặt hồ rộng nên cá ít bệnh tật, lại nuôi được nhiều loại cá khác nhau và nguồn thức ăn có sẵn.

Ông Nguyễn Văn Bình ở thôn Đào Kiều, xã Thịnh Hưng cũng nuôi cá trên hồ Thác Bà đã hơn 15 năm nay, nhưng thực sự đem lại hiệu quả kinh tế của gia đình thì mới một vài năm trở lại đây. Lý do là từ khi tỉnh và huyện tuyên truyền nhân dân sống ven hồ mạnh dạn đầu tư nuôi cá quây eo ngách và có chính sách hỗ người dân trong việc nuôi trồng thủy sản, từ nguồn vốn của gia đình và được hỗ trợ 50 triệu đồng, ông Bình đã đầu tư hệ thống đăng lưới, cọc chắn căng lưới, nạo vét lòng hồ và xây dựng hệ thống ao ươm cá con.

Nuôi cá eo ngách và cá lồng trên hồ rất thuận lợi, cá dễ nuôi, ít bệnh tật, nguồn thức ăn có sẵn và nuôi được nhiều loại cá khác nhau.

Với gần 6ha mặt hồ eo ngách, hàng năm ông Bình nuôi rất nhiều loại cá như: trắm cỏ, chép, rô phi, nheo, vược biển... mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng.

Nuôi cá quây lưới eo ngách trên hồ Thác Bà đã được người dân sống ven hồ Thác Bà ở các xã Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Thịnh Hưng... thực hiện từ lâu nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao bởi người dân chưa đầu tư quy mô, chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh.

Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, khi được chính quyền địa phương tuyên truyền và tỉnh có chính sách hỗ trợ người dân nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá bằng biện pháp quây lưới eo ngách trên hồ Thác Bà, người dân đã tập trung đầu tư xây dựng các mô hình, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Yên Bình là 904 ha, trong đó, diện tích ao hồ nhỏ 562ha, diện tích mặt nước hồ nuôi cá lồng 181ha, diện tích nuôi cá eo ngách 161ha. Sản lượng cá ước đạt 3.315 tấn/ năm; trong đó, sản lượng từ đánh bắt tự nhiên 1.810 tấn; ao hồ nhỏ 717,4 tấn; quây lưới eo ngách 567,8 tấn; cá lồng 220 tấn.

Theo đánh giá của người dân và các nhà chuyên môn, nuôi cá eo ngách trên hồ rất thuận lợi, cá dễ nuôi, ít bệnh tật, nguồn thức ăn có sẵn và nuôi được nhiều loại cá khác nhau, sản phẩm được khách hàng ưa chuộng. Nếu chăm sóc tốt, bình quân mỗi ha cho thu về 3,5- 4 tấn cá/năm, tương đương với 60- 70 triệu đồng/ha mặt nước.

Với những kết quả đạt được từ mô hình nuôi cá eo ngách, trong thời gian tới, huyện Yên Bình tiếp tục vận động người dân nhân rộng diện tích, phấn đấu đến 2020 đạt 400ha mặt nước nuôi cá eo ngách. Cùng với đó, Yên Bình cũng cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu cá hồ Thác Bà nhằm bảo đầu ra và giá trị hàng hóa cho người nuôi trồng thủy sản.

Văn Tuấn – Quyết Thắng

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục