Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/10/2016 | 5:04:03 PM

YênBái - Nhằm phục vụ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tập trung đầu tư về khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để tạo bước đột phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến 2030.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái nhằm xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái nhằm xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh còn những khó khăn, bất cập như: kết quả đạt được của ngành nông nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp; công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức sản xuất nông nghiệp và nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, việc lập điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái là cần thiết nhằm định hướng cho ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển toàn diện, đáp ứng được mục tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra; phát triển sản xuất theo hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ; xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm; tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống nông dân, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015; đưa ra các dự báo liên quan đến quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn Yên Bái, như: dự báo nhu cầu các sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và thị trường một số chủng loại sản phẩm mà địa phương có thế mạnh; dự báo thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm mà địa phương có tiềm năng, thế mạnh: chè, gỗ, quế,...; dự báo ảnh hưởng tiến bộ khoa học công nghệ mới với sự phát triển ngành nông nghiệp Yên Bái; dự báo khả năng thu hút đầu tư; các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan đến phát triển ngành nông nghiệp Yên Bái, khả năng mở rộng quy mô đất sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; dự báo về nhu cầu việc làm của lao động khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, xây dựng các phương án và thiết kế xây dựng quy hoạch theo phương án lựa chọn. Trong đó cần xác định rõ thứ tự ưu tiên phát triển các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp. Số liệu quy hoạch chi tiết đến cấp huyện và theo từng loại sản phẩm chính. Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tiến hành bố trí cơ cấu cho từng loại cây trồng, từng mùa vụ và xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Về quy hoạch phát triển trồng trọt (cây lương thực, cây ngắn ngày, cây dài ngày), cần xác định quy mô diện tích gắn với các giải pháp sản xuất; ước tính năng suất sản lượng từng loại cây trồng chính; xác định vùng tập trung đầu tư thâm canh cao, sản xuất hàng hóa: địa điểm, quy mô diện tích, ước tính năng suất sản lượng; xác định diện tích chuyển đổi, kết hợp trong phát triển trồng trọt; quy hoạch cơ sở chế biến (nâng cấp cơ sở hiện có; xây dựng mới); quy hoạch cơ sở sản xuất giống (nâng cấp cơ sở hiện có; xây dựng mới).

Về quy hoạch phát triển chăn nuôi, tập trung quy hoạch phân vùng trọng điểm phát triển chăn nuôi với mỗi loại gia súc gia cầm; quy mô đàn, ước tính sản lượng các loại gia súc gia cầm chính; quy hoạch cơ sở chăn nuôi tập trung; quy hoạch cơ sở sản xuất giống; quy hoạch chế biến (số lượng, địa điểm, quy mô cơ sở chế biến thức ăn; cơ sở giết mổ, chế biến thịt).

Về quy hoạch phát triển lâm nghiệp, tập trung quy hoạch 3 loại rừng, trong đó xác định hướng phát triển, quy mô diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất, diện tích chuyển đổi chức năng; quy hoạch vùng sản xuất lâm nghiệp: xác định vùng (gỗ lớn, gỗ nguyên liệu, quế, sơn tra, tre măng bát độ, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ), hướng phát triển, quy mô, ước tính sản lượng; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và chế biến lâm sản.

Về quy hoạch phát triển thủy sản, tập trung khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phân vùng phát triển thủy sản theo các loại hình nuôi cá thương phẩm; quy hoạch sản xuất giống; cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá.

Về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung phát triển hệ thống cơ sở trạm, trại dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; mạng lưới  thủy lợi; hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn; giao thông nông thôn; hệ thống lưới điện và thông tin liên lạc; chợ nông thôn; phát triển cơ khí hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến; ngành nghề, dịch vụ nông nghiệp; số xã đạt chuẩn nông thôn mới; mức độ đạt được theo các tiêu chí nông thôn mới.

(Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục