Nông dân Văn Chấn thời hội nhập

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/12/2016 | 8:39:55 AM

YBĐT - Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Văn Chấn xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân điển hình trong phát triển kinh tế.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Chấn tham quan quy trình sản xuất chè tại Hợp tác xã Vạn Hoa.
Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Chấn tham quan quy trình sản xuất chè tại Hợp tác xã Vạn Hoa.

Những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, sự năng động sáng tạo trong áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm tòi, học hỏi của người nông dân đã xua đi đói nghèo và vươn lên khá giàu, góp phần tạo nên diện mạo mới cho quê hương.

Nền móng hội nhập

Xuất phát từ mong muốn làm giàu cho gia đình và quá trình đi tìm lời giải cho bài toán về tiêu thụ sản phẩm chè cho người nông dân, cuối năm 2014, anh nông dân Nguyễn Văn Phương - thôn Văn Thi 3, xã Sơn Thịnh đã cùng với 8  nông dân khác thành lập Hợp tác xã (HTX) Vạn Hoa với ngành nghề hoạt động là sản suất và chế biến chè bán thành phẩm. Từ số vốn điều lệ ban đầu của HTX là trên 1,2 tỷ đồng, đến nay tổng nguồn vốn của HTX đã lên tới trên 4 tỷ đồng.

Với công suất thiết kế 15 tấn chè búp tươi/ ngày, từ đầu vụ tới nay, HTX đã thu mua cho  nông dân gần 1.300 tấn chè búp tươi. Để chủ động nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, HTX Vạn Hoa đã đầu tư quy trình khép kín, cung ứng trả chậm vật tư cho người trồng chè như: thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không có chất cấm.

Nhờ đó HTX đã quản lý được chất lượng nguyên liệu đầu vào, qua đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm của đơn vị. Sản phẩm chè bán thành phẩm của HTX luôn được thị trường đánh giá cao, hàng năm HTX sản xuất và cung cấp ra thị trường gần 450 tấn chè bán thành phẩm, doanh thu hàng năm đạt gần 8 tỷ đồng.

Hoạt động hiệu quả, HTX Vạn Hoa đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 18 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Văn Phương - Giám đốc HTX Vạn Hoa tâm sự:  “Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất nhà xưởng để có thể tiêu thụ hết sản phẩm chè cho người nông dân các xã lân cận. Mong muốn hiện nay của HTX là được các cấp, các ngành tạo điều kiện thêm quỹ đất và nguồn vốn vay để đầu tư máy móc sản xuất chè thành phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các xã viên”.

Tổ hợp tác “Chuyên canh cam thôn Thiên Tuế”, xã Thượng Bằng La thăm vườn, đánh giá chất lượng cam tại các gia đình tổ viên.

“Phát huy trí tuệ tập thể, từng bước làm giàu cho mỗi cá nhân” là hướng đi được Tổ hợp tác “Chuyên canh cam thôn Thiên Tuế”, xã Thượng Bằng La lựa chọn. Với 26 tổ viên đều là hội viên nông dân, tổ đã xây dựng quy ước hoạt động mang tính tự nguyện, tập trung các hộ dân cùng làm nghề trồng cam quýt có tâm huyết, có ý chí làm giàu để cùng nhau hỗ trợ về nguồn vốn, cây giống, kỹ thuật, giúp nhau phát triển kinh tế đạt kết quả cao nhất.

Sau 2 năm thành lập, Tổ hợp tác đã bước đầu phát huy hiệu quả, thường xuyên liên kết với các cơ quan chức năng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Bảo vệ thực vật, Sở Khoa học và Công nghệ… mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho tổ viên.

Ban điều hành của Tổ hợp tác cũng đứng ra liên kết, tìm kiếm nhà phân phối các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón đảm bảo có thời gian sử dụng thử nghiệm sau đó mới nhân rộng. Đặc biệt, thông qua việc thường xuyên thăm vườn cam của từng gia đình, các tổ viên đã tự đánh giá chất lượng, tư vấn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức, cũng như kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, giúp sản lượng và chất lượng cam của Tổ hợp tác được nâng lên đáng kể.

Bởi vậy, chỉ với 65 ha cam, nhưng sản lượng hàng năm đều đạt và vượt 400 tấn, doanh thu bình quân đạt trên 7 tỷ đồng. Từ khi huyện Văn Chấn được công nhận nhãn hiệu tập thể “Cam Văn Chấn”, Tổ hợp tác chuyên canh cam Thiên Tuế cũng đang thúc đẩy việc xây dựng nhãn hiệu riêng cho mình là “Cam Thượng Bằng La”. 

Ông Nguyễn Minh Nhiệm, Tổ trưởng Tổ hợp tác “Chuyên canh cam thôn Thiên Tuế”, xã Thượng Bằng La chia sẻ: “Kinh nghiệm mà mỗi tổ viên có được sau nhiều năm thâm canh cây cam đều là những “bài thuốc quý” cho chúng tôi, bởi cam là loại cây ăn quả khá khó tính trong khâu chăm sóc. Nhưng chính việc phát huy được trí tuệ tập thể sẽ là tiền đề để chúng tôi ngày càng thành công hơn trong sản xuất nông nghiệp”.

“Bà đỡ” cho nông dân hội nhập

Với nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, Hội Nông dân huyện Văn Chấn đã làm tốt vai trò là cầu nối giữa Nhà nước với nông dân, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, kết nối nông nghiệp, nông dân với doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người nông dân.

Những năm qua, hàng nghìn lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các mô hình trình diễn, hội thảo đầu bờ đã được tổ chức cho hàng vạn hội viên tham gia, học tập kinh nghiệm.

Hội cũng đã làm tốt hoạt động dịch vụ cung ứng phân bón trả chậm cho nông dân, giúp bà con có những đầu tư ban đầu để sản xuất, các cơ sở Hội đã cung ứng 250 tấn phân bón các loại cho nông dân. Nhận ủy thác vốn vay trên 117 tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội, thành lập các tổ tiết kiệm vay vốn hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay Hội Nông dân huyện vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến hội viên; nhân rộng và áp dụng thành công những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tạo ra sản phẩm sạch, có chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp tục có những định hướng chiến lược cho sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.

Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Văn Chấn Nguyễn Hồng Dương khẳng định: “Với vai trò là “bà đỡ” của nông dân, trong thời gian tới Hội Nông dân huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ nông dân sản xuất, phát huy khả năng sáng tạo trong phát triển kinh tế, biến tấc đất thành tấc vàng, tạo nên điểm nhấn trong bức tranh kinh tế của huyện Văn Chấn”.

Không chỉ cần cù, chịu khó mà những người nông dân ở Văn Chấn vẫn đang tích cực tìm tòi, học hỏi để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biến tấc đất thành tấc vàng và đưa sản phẩm nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển; tiến tới làm ra những sản phẩm có giá trị kinh tế ngang tầm với các sản phẩm nông nghiệp trong cả nước, khẳng định vai trò, vị thế của người nông dân trên con đường hội nhập.

Ngọc Thúy - Quang Sơn Đài TT-TH Văn Chấn)

Các tin khác
Một ngôi nhà ở huyện Trấn Yên bị tốc mái hoan toàn do trận dông lốc sáng ngày 28/3/2024.

Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 14h ngày 29/3/2024, dông lốc và mưa đá đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều tài sản và hoa màu của nhân dân.

Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục