Phát triển nông nghiệp hàng hóa: Phải theo tín hiệu thị trường

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/1/2017 | 7:53:56 AM

YBĐT - Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc, nỗi lo thiếu lương thực đã không còn mà giờ người nông dân đã hướng đến nền sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, do sản xuất thiếu quy hoạch, thiếu tính định hướng và không theo tín hiệu của thị trường đã dẫn đến thua thiệt cho người nông dân.

Yên Bái không phải là địa phương có quá nhiều hàng hóa nông sản cung cấp cho thị trường, nhưng nông dân cũng bao phen điêu đứng vì giá cả bấp bênh. Khát khao làm giàu cho mình, cho xã hội là ý chí nguyện vọng của hầu hết các hộ nông dân, nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhưng do phát triển theo “phong trào” đã dẫn đến những thua thiệt. Cây chè là một minh chứng rõ nhất. Vốn dĩ được coi là loại cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, nhưng mấy năm gần đây nhiều người đã tính bỏ chè chuyển sang trồng cây khác.

Thời hoàng kim nhất của cây chè là những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, giá một cân chè búp tươi tương đương 1 kg gạo. Chí ít cũng 2 kg một cân gạo, thế nhưng nay 3 đến 4 kg chưa mua được cân gạo. Đấy là chưa kể nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá nhân công cũng biến động khôn lường, sâu bệnh, hạn hán triền miên. Tại thời điểm năm 2006, giá 1 kg chè búp tươi loại B bình quân cũng chỉ trên dưới 3.000 đồng/kg. Với giá như vậy người làm chè khó có thể sống được bằng chè, đó cũng là lý do tại vùng chè chủ lực như: Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên nông dân đã chuyển đổi hàng trăm héc-ta chè sang trồng các loại cây khác.

Bên cạnh cây chè, bài học về “nước mắt nhím” vẫn còn nguyên giá trị. Từ 2 - 3 triệu đồng/kg nhím giống, để sở hữu một cặp nhím giống người chăn nuôi phải bỏ ra 30 - 40 triệu đồng, thậm chí còn cao hơn nữa. Đỉnh điểm năm 2010, phong trào nuôi nhím phát triển rầm rộ từ thành phố đến nông thôn, từ vùng thấp đến vùng cao với hy vọng làm giàu từ nhím. Nhím con vừa đẻ ra chưa đầy 1 tháng tuổi, bán rẻ cũng được 10 triệu đồng, giá nhím thịt cũng 700 - 800 ngàn đồng/kg. Chưa đầy một năm sau, giá nhím “lao dốc không phanh” 500.000 đồng/kg rồi giảm xuống tới chưa đầy 200.000 đồng/kg, không chỉ rẻ mà còn bán không ai mua.

Nhiều trang trại nhím được trả giá cả tỷ đồng nhưng khi rớt giá bán vớt vát thu chưa đầy trăm triệu đồng. Đã không ít gia đình phá sản, nợ ngân hàng, nợ người thân đến giờ vẫn chưa trả được. Câu chuyện thời sự nhất, nóng bỏng nhất của bà con nông dân những ngày đầu năm 2017 này là giá thịt lợn hơi rớt thê thảm. Trong vòng một tháng trở lại đây, người chăn nuôi, các chủ trang trại lợn như ngồi trên đống lửa bởi giá lợn hơi giảm tới 20.000 đồng/kg. Lợn đã đủ điều kiện xuất chuồng nhưng giá thấp, càng nuôi càng lỗ, nuôi nhiều lỗ nhiều và nuôi ít lỗ ít.

Vào thời điểm tháng 4 - 5/2016, giá lợn hơi tăng cao 50.000 - 55.000 đồng/kg, người nuôi như vớ được vàng. Thấy lãi cao, các hộ chăn nuôi, các chủ trang trại ào ào tái đàn mặc cho nhiều cơ quan cảnh báo. Thời điểm đó, giá lợn giống cũng lên cao từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/con, còn bây giờ giá chưa đầy 800.000 đồng/con. Có một thực tế, thị trường lợn của chúng ta chủ yếu phụ thuộc vào các thương lái và thị trường Trung Quốc.

Khi Trung Quốc đóng biên, lợn chỉ bán cho thị trường nội địa, dẫn đến rớt giá thê thảm. Chăn nuôi lợn thời gian qua tăng rất nóng, trong khi nhu cầu không tăng, nên dẫn đến dư thừa. Lý giải về sự rớt giá nông sản vào từng thời điểm, nhiều người đổ lỗi cho suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng... Nhưng có lẽ nguyên nhân chính và sâu xa là hệ quả của phát triển nóng theo “phong trào” dẫn đến cung vượt cầu trong sản xuất nông - lâm nghiệp.

Không chỉ chè, nhím, lợn mà còn có nhiều loại nông sản khác nông dân vẫn chạy theo phong trào dẫn đến rủi ro cao. Thị trường và giá một số loại nông sản, đặc biệt là chăn nuôi lợn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo từ nhiều tháng nay. Năm 2016, tổng đàn lợn cả nước đạt trên 30 triệu con, tăng hơn 4 triệu con so với trước. Yên Bái cũng vậy, tổng đàn lợn trên 549 ngàn con, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng đàn lợn có sự khuyến khích hỗ trợ trong phát triển chăn nuôi nói chung và nuôi lợn tự phát nói riêng. Bên cạnh đó là do giá lợn hơi tăng cao nên hộ chăn nuôi tái đàn ồ ạt. Đàn lợn tăng “nóng” khiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây phải có văn bản cảnh báo các địa phương “kiềm chế” và phát triển đàn theo tín hiệu của thị trường. 

Rõ ràng, muốn sản xuất hiệu quả, giá trị kinh tế cao phải sản xuất theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển theo tín hiệu của thị trường chứ không nên làm theo “phong trào” không kiểm soát được. Người nông dân sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, cần phải tính toán cụ thể từ vốn, giống, kỹ thuật và đặc biệt đầu ra cho sản phẩm để tránh thiệt hại. Ngành chức năng, nhất là ngành nông nghiệp nên có những định hướng cụ thể, cũng như những cơ chế, chính sách phù hợp khi đưa vật nuôi vào sản xuất để giảm tổn thất cho nền kinh tế và người nông dân. Tìm kiếm thị trường mới, chính ngạch, trên cơ sở đó, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi ký kết, phát triển theo chuỗi, đảm bảo sản xuất có kế hoạch.

Thanh Phúc

Các tin khác
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Giá xăng dầu vượt 25.000 đồng/lít từ chiều nay.

Từ 15h hôm nay (17/4), giá xăng trong nước tăng từ 378 - 416 đồng/lít, đưa mặt hàng xăng RON 95 vượt 25.000 đồng/lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục