Đưa lâm nghiệp thành kinh tế mũi nhọn

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/1/2017 | 2:11:12 PM

YBĐT - Những năm qua, nông dân, các thành phần kinh tế đã đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Bằng nhiều nỗ lực, đến nay, tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,5 % diện tích đất lâm nghiệp; kinh tế rừng đã và đang góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.

Chế biến gỗ rừng trồng ở Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình.
Chế biến gỗ rừng trồng ở Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình.

Với trên 479.626 ha đất lâm nghiệp, Yên Bái được xếp vào tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc có lợi thế về lâm nghiệp. Phát huy thế mạnh này, những năm qua, tỉnh đã rà soát, quy hoạch 3 loại rừng, giao đất, giao rừng cho người dân; quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến; đổi mới cơ chế, mô hình quản lý trong lĩnh vực lâm nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng. Nhờ đó, phong trào trồng rừng phát triển mạnh mẽ từ vùng thấp đến vùng cao. Trung bình hàng năm, toàn tỉnh trồng mới trên 15.000 ha rừng, đưa độ che phủ rừng đạt 62,5%.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2016, các chỉ tiêu của ngành lâm nghiệp đều đạt kết quả cao so với năm 2015; trong đó, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 1.587.796 triệu đồng, tăng 3,38% so với năm 2015, riêng giá trị trồng rừng, nuôi rừng tăng 19,23%; giá trị thu nhặt sản phẩm từ rừng tăng 26,56%; giá trị các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp tăng 21,85%. Sản xuất lâm nghiệp đã tạo việc làm cho hàng nghìn hộ dân và kinh tế lâm nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo cho người dân.

Hiện tại, đã xuất hiện nhiều trang trại rừng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như trang trại của gia đình ông Nguyễn Hữu Khánh, huyện Văn Chấn; Nguyễn Văn Minh, Hoàng Đình Lâm, huyện Trấn Yên; Nguyễn Thế Bình, Triệu Tiến Lợi, Nguyễn Văn Hiền, huyện Yên Bình; Bàn Văn Minh, Triệu Tài Thăng, huyện Văn Yên. Tỉnh Yên Bái đã tạo sự đột phá sản xuất lâm nghiệp bằng việc triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia và chất lượng cây giống ngày càng được quản lý chặt chẽ, nâng cao. Nếu như trước đây, trong cơ cấu cây trồng thì cây keo chiếm tới 50% diện tích, nhưng khi triển khai tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, cây trồng đang chuyển dịch từ những cây có hiệu quả kinh tế thấp sang những cây đa tác dụng và hiệu quả kinh tế cao hơn như: quế, sơn tra...

Nguồn giống đưa vào trồng rừng với các loài cây lâm nghiệp chính, cơ bản được kiểm soát và đảm bảo chất lượng theo quy định. Bên cạnh phát triển vốn rừng, để nâng cao giá trị sản phẩm lâm nghiệp, thông qua chính sách thu hút đầu tư, nhiều doanh nghiệp chế biến đi vào sản xuất nâng cao giá trị gỗ rừng trồng và khép kín chu trình tạo lập sự gắn kết trong sản xuất giữa vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến. Hiện, trên địa bàn tỉnh có gần 400 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng các loại.

Cùng với đó, các dự án đầu tư chế biến gỗ đang được đẩy nhanh tiến độ nhằm thực hiện tái cơ cấu trong hoạt động sản xuất, chế biến nâng cao giá trị từ gỗ rừng trồng của tỉnh như: dự án xây dựng nhà máy sản xuất ván MDF, ván ghép thanh xuất khẩu công suất 80.000 m3 ván MDF/năm, 20.000 m3 ván ghép thanh/năm tại Khu Công nghiệp phía Nam; nhà máy sản xuất bột giấy công suất 50.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu Công nghiệp Minh Quân.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì tỷ trọng giá trị so với toàn ngành nông nghiệp còn hạn chế (chiếm 22,6%). Rừng trồng tăng lớn về diện tích nhưng chất lượng rừng không đồng đều; rừng trồng từ các công ty lâm nghiệp do được đầu tư thâm canh nên trữ lượng đạt từ 80 - 100m3/ha, còn rừng trồng của các hộ dân đầu tư thấp, nguồn giống kém chất lượng, trồng quảng canh nên chất lượng rừng không đồng đều và chỉ đạt khoảng 50 - 70m3/ha. Với năng suất như vậy, tính theo giá thị trường 1.200 ngàn đồng/m3 thì mỗi héc-ta chỉ mang lại 60 triệu đồng. Cùng với đó, do đời sống người trồng rừng còn khó khăn nên nhiều hộ bán rừng non từ 5 - 7 năm tuổi dẫn đến sản lượng gỗ thấp.

Để phát triển kinh tế lâm nghiệp thời gian tới, nên thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển rừng; khuyến khích các hình thức đổi điền, liên doanh liên kết và thành lập các trang trại nông lâm nghiệp; tận dụng tối đa diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp để hình thành các khu rừng trồng nguyên liệu tập trung. Nâng cao năng suất rừng trồng thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong khâu chọn giống, kỹ thuật thâm canh rừng, khuyến khích người dân trồng rừng gỗ lớn. Ngoài ra, để nâng cao giá trị cho sản phẩm gỗ rừng trồng, cần tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu.

Văn Thông

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (25/4), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng. Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng lần thứ hai, giá vàng miếng vẫn có xu hướng tăng không kiểm soát.

Cán bộ kiểm lâm Văn Chấn kiểm tra cây giống trước khi trồng rừng.

Vốn là “điểm nóng” trong công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng (PTR), nhưng những năm trở lại đây, huyện Văn Chấn có nhiều giải pháp trong QLBV, phòng chống cháy rừng (PCCCR) cũng như phát triển vốn rừng. Nhờ vậy, những cánh rừng nghèo nay đã và đang hồi sinh trở lại.

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục