Trồng bưởi kết hợp nuôi ong lấy mật: Hướng mới ở Đại Minh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/2/2017 | 8:11:20 AM

YBĐT - Năm 2015, huyện Yên Bình chỉ đạo đưa Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững" triển khai thực hiện tại xã Đại Minh. Đây là địa phương có lợi thế về đất đai, khí hậu phù hợp với cây bưởi đặc sản và cũng là nơi có diện tích cây bưởi nhiều nhất huyện với trên 100 ha.

Ông Trần Văn Vinh ở thôn Đại Thân 2 trao đổi kỹ thuật trồng bưởi kết hợp nuôi ong với một số hộ dân trong xã.
Ông Trần Văn Vinh ở thôn Đại Thân 2 trao đổi kỹ thuật trồng bưởi kết hợp nuôi ong với một số hộ dân trong xã.

Với gần 200 gốc bưởi, trong đó có 80 gốc đang cho thu hoạch thế nhưng chỉ từ năm 2015 đến nay, gia đình ông Cao Văn Độ ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh, huyện Yên Bình mới thực sự thu được lợi nhuận kinh tế cao. Đây là thời điểm gia đình ông tham gia mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững” do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình triển khai thực hiện. 

Nhờ có sẵn kinh nghiệm trồng bưởi lâu năm, cộng với nắm vững và áp dụng hiệu quả kiến thức khoa học kỹ thuật nuôi ong do cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình hướng dẫn nên sau 2 năm triển khai thực hiện mô hình, vườn bưởi của gia đình ông Độ cho thu nhập cao hơn hẳn.

Cũng vườn bưởi này những năm trước, ông chỉ thu được từ 70 - 80 triệu đồng thì năm 2016, ông thu tới 140 triệu đồng. Trong đó, thu từ bưởi 130 triệu đồng, 10 triệu đồng thu từ tiền bán mật ong. Ông Độ cho biết: “Cái được lớn nhất mà người trồng bưởi ở địa phương có được khi tham gia thực hiện mô hình này đó là những kiến thức hữu ích trong việc sử dụng phân bón cân đối, hợp lý có hiệu quả làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế rửa trôi, xói mòn đất. Nuôi ong mật trong vườn bưởi không chỉ tăng thêm nguồn thu mà còn tăng khả năng thụ phấn cho cây, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và làm đẹp cảnh quan”.

Năm 2015, huyện Yên Bình chỉ đạo đưa Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững" triển khai thực hiện tại xã Đại Minh. Đây là địa phương có lợi thế về đất đai, khí hậu phù hợp với cây bưởi đặc sản và cũng là nơi có diện tích cây bưởi nhiều nhất huyện Yên Bình với trên 100 ha.

Để Dự án thực hiện có hiệu quả, sau khi tiến hành khảo sát thực tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã lựa chọn 15 hộ ở 6 thôn là: Đồng Danh, Cầu Mơ, Minh Thân, Đại Thân 2, Khả Lĩnh và Quyết Tiến 11 tham gia mô hình. Đây là những hộ có đủ các điều kiện như: ở liền kề nhau thành khu tập trung, giao thông đi lại thuận tiện, có diện tích vườn bưởi từ 1.000 m2 trở lên và độ tuổi mỗi cây bưởi phải đạt ít nhất là 25 năm, có kinh nghiệm trồng cây ăn quả.

Ngoài việc được tập huấn khoa học kỹ thuật, các hộ còn được hỗ trợ vôi, phân bón và 5 đàn ong giống nội để phát triển mô hình. Để giúp bà con thâm canh bưởi và nuôi ong đúng quy trình kỹ thuật, hàng tháng, Ban Quản lý Dự án tăng cường cán bộ xuống cơ sở đồng hành cùng các hộ thực hiện đúng quy trình, từ việc quan sát tình hình sinh trưởng, phát triển của cây, bón phân theo định kỳ, đúng số lượng và chủng loại..., đến việc phòng trừ sâu, bệnh kịp thời.

Hiệu quả kinh tế từ áp dụng mô hình được khẳng định rõ nét. Không chỉ có gia đình ông Cao Văn Độ mà nhiều mô hình của các nông hộ, điển hình như mô hình trồng 150 gốc bưởi kết hợp với nuôi 15 đàn ong mật của gia đình ông Phạm Văn Kim ở thôn Đồng Danh, sau hơn một năm triển khai thực hiện đang cho nguồn thu nhập ổn định và cao hơn hẳn.

Thực tế, mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững” đang được thực hiện khá thành công, mở hướng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người trồng bưởi. Mô hình đã giúp tăng năng suất bưởi khoảng 15%, hạn chế sâu, bệnh hại và cho mẫu mã quả đẹp, giá bán cao hơn hẳn so với các vườn bưởi không tham gia.

Dự án bước đầu đã tạo ra phong trào ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh kết hợp nuôi ong mật của người dân, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương; thu hút vốn đầu tư của nhân dân và nhân công nông nghiệp, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông nghiệp ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Từ hiệu quả thực tế của mô hình đã từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong thâm canh bưởi nói riêng để nâng cao hiệu quả sản xuất. Thành công bước đầu của dự án mở ra triển vọng mới đối với nghề trồng cây ăn quả kết hợp nuôi ong mật. Đây cũng là tiền đề để Đại Minh nhân rộng mô hình, nâng cao thu nhập cho người dân.

 Phạm Minh

Các tin khác
Một ngôi nhà ở huyện Trấn Yên bị tốc mái hoan toàn do trận dông lốc sáng ngày 28/3/2024.

Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 14h ngày 29/3/2024, dông lốc và mưa đá đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều tài sản và hoa màu của nhân dân.

Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục