Phát triển công nghiệp nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/2/2017 | 7:00:30 AM

YBĐT - Tỉnh ủy Yên Bái khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TU, ngày 20/12/2016 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, nhằm mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cả nước, của khu vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cán bộ, kỹ sư Nhà máy Thủy điện Thác Bà bảo dưỡng tua bin tổ máy số 1.
Cán bộ, kỹ sư Nhà máy Thủy điện Thác Bà bảo dưỡng tua bin tổ máy số 1.

Từ một địa phương có nền sản xuất công nghiệp (SXCN) “non trẻ”, sau hơn 30 năm đổi mới đã có bước phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bái. Tốc độ giá trị sản xuất luôn đạt trên hai con số, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà nhiều sản phẩm công nghiệp còn khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Song, trước yêu cầu đổi mới đòi hỏi ngành công nghiệp Yên Bái cần có những bước phát triển đột phá hơn nữa.

Những con số biết nói

Với tiềm năng lớn, phong phú, đa dạng nhưng hơn 80 năm đô hộ thực dân Pháp không để lại được một cơ sở nào đáng kể về công nghiệp. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ta tiếp quản Yên Bái cũng chỉ vẻn vẹn có Nhà đèn (xưởng điện) và Xưởng đề - pô xe lửa. Sau đó, tỉnh thành lập một số xưởng sản xuất công cụ, khuyến khích khôi phục, mở mới các lò rèn để sản xuất công cụ cho sản xuất nông nghiệp.

Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, SXCN Yên Bái dần dần phát triển và trở thành một ngành kinh tế chủ lực. Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 15/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015, SXCN của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng.

Nếu như năm 2010 giá trị SXCN mới đạt 2.850 tỷ đồng thì hết năm 2015 giá trị đã đạt trên 7.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 đạt 10,7%; cơ cấu nội ngành phát triển đúng hướng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng công nghiệp chế biến.

Toàn tỉnh có trên 500 doanh nghiệp và hàng vạn hộ cá thể, hình thành 4 khu và 13 cụm công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 75 triệu USD và nhiều sản phẩm có thương hiệu trên thị trường thế giới.

Đặc biệt, Yên Bái đã xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ quy hoạch tổng thể phát triển SXCN, quy hoạch phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất; rà soát, ban hành một số chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực SXCN; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp, từ đó thu hút gần 150 dự án đầu tư vào các lĩnh vực SXCN với số vốn gần 15.000 tỷ đồng.

Trong đó, thu hút được một số dự án sản xuất ra sản phẩm mới so với giai đoạn trước (may mặc, phân bón, đá ốp lát, luyện chì kẽm kim loại...) và một số dự án có quy mô khá, công nghệ tiên tiến đi vào sản xuất (thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến đá trắng, chế biến gỗ, sắn, may mặc...)

Khó khăn, hạn chế

SXCN Yên Bái đã có những bước phát triển vượt bậc và thực sự là ngành kinh tế chủ lực, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn, việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần được tháo gỡ như: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; quy mô SXCN còn nhỏ, phát triển công nghiệp chưa trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và xây dựng rõ nét nhưng việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng chưa bảo đảm; môi trường đầu tư tuy có nhiều chuyển biến song vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư; công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập; chất lượng công tác quy hoạch, dự báo, năng lực, trình độ cán bộ quản lý nhà nước trong công tác thẩm định, đánh giá dự án, nhà đầu tư còn hạn chế; nhiều dự án của doanh nghiệp chậm tiến độ hoặc không triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển công nghiệp của tỉnh; các dự án SXCN hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chậm được đổi mới; sản phẩm sản xuất ra còn ở dạng thô, bán thành phẩm, chất lượng thấp, sức cạnh tranh yếu; tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chậm phát triển, chưa được hỗ trợ đúng mức; việc liên doanh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm thực hiện.

Định hướng và mục tiêu

Phát huy các thành quả đã đạt được, khắc phục các hạn chế của giai đoạn vừa qua, Tỉnh ủy Yên Bái khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TU, ngày 20/12/2016 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Nghị quyết nhằm mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cả nước, của khu vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; kiên trì thực hiện các giải pháp đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giải quyết tốt các vấn đề về xã hội.

Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lợi thế cạnh tranh; phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, tự động hóa, công nghiệp sạch, công nghệ sinh học, vật liệu mới...; phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp mới như: chế tạo, chế biến, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hóa chất...

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 đạt trên 13.000 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,6%/năm trở lên; cơ cấu công nghiệp khai khoáng chiếm 9% (năm 2015 là 11,4%), công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 72% (năm 2015 là 68,2%), sản xuất, phân phối điện, nước chiếm 17% (năm 2015 là 20,4%), hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải chiếm 2%.

Năm 2025, giá trị SXCN đạt khoảng 25.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt cao hơn giai đoạn trước; cơ cấu nội ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, sản xuất, phân phối điện, nước.

Giải pháp

Những định hướng và mục tiêu trong phát triển SXCN giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 đã rõ. Do vậy, các cấp ủy, tổ chức Đảng quán triệt và nhận thức đầy đủ định hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển công nghiệp trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của Chính phủ và Nghị quyết của Tỉnh ủy để lãnh đạo cụ thể hóa và triển khai thực hiện.

Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của SXCN, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo thống nhất về nhận thức và hành động, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tổ chức thực hiện.

Rà soát, điều chỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của tỉnh; trong đó, ưu tiên chính sách thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng nhanh, bền vững, bảo đảm môi trường sinh thái. Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Đồng hành, hướng dẫn, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, đẩy nhanh thực hiện các dự án công nghiệp đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Tăng cường công tác thông tin, quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích và tạo thuận lợi, hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp SXCN.

Tái cơ cấu ngành công nghiệp

Thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp nhằm tăng năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành khai thác, tăng tỷ trọng ngành chế biến và chế biến sâu. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy sản. Tập trung nâng cao giá trị các sản phẩm truyền thống như: chè, tinh bột sắn, chế biến gỗ, tinh dầu quế... Hỗ trợ phát triển một số sản phẩm mới từ quả sơn tra (nước uống, rượu, trà sơn tra, thực phẩm chức năng...).

Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng. Thu hồi các dự án chậm tiến độ, không tuân thủ luật đầu tư; giảm dần việc cấp phép đầu tư cho các dự án khai thác, tiêu thụ sản phẩm thô; khuyến khích và ưu tiên các dự án đầu tư khai thác chế biến sâu. Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, bảo đảm công suất sản xuất xi măng của hai nhà máy hiện có; nghiên cứu bổ sung quy hoạch và khuyến khích mở rộng Nhà máy Xi măng Yên Bình; khuyến khích phát triển một số sản phẩm vật liệu xây dựng mới phù hợp với điều kiện của tỉnh và nhu cầu của thị trường (gạch không nung, kính, tấm lợp, đá ốp lát, vật liệu composite, sản xuất vôi công nghiệp…); nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm sứ của 2 nhà máy sản xuất sứ kỹ thuật hiện có; tiếp tục mời gọi đầu tư dự án sứ dân dụng, sứ vệ sinh để hoàn thành đi vào sản xuất trong giai đoạn 2016 - 2025.

Phát triển công nghiệp sản xuất điện theo hướng thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện mới, sử dụng năng lượng tái tạo. Duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy thủy điện hiện có, không cấp chủ trương đầu tư thêm các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh. Đưa điện lưới quốc gia đến 94% thôn bản, 97% số hộ dân. Từng bước phát triển công nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, điện tử; phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển công nghiệp chế biến công nghệ cao.

Phát triển phù hợp công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Mời gọi đầu tư sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ nguyên liệu đá trắng, đá cảnh, gỗ, các sản phẩm thêu, đan lát... tạo hàng hóa xuất khẩu và phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, quan tâm đầu tư nguồn lực cho phát triển công nghiệp, nhất là hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Có biện pháp hiệu quả để khuyến khích, thu hút, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Thấy rõ những tiềm năng, lợi thế, chỉ ra những mặt mạnh, những tồn tại hạn chế cùng với những định hướng và giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, hiệu quả hơn gắn với bảo vệ môi trường. Đây chính là tiền đề quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.

 Thanh Phúc

Các tin khác
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Giá xăng dầu vượt 25.000 đồng/lít từ chiều nay.

Từ 15h hôm nay (17/4), giá xăng trong nước tăng từ 378 - 416 đồng/lít, đưa mặt hàng xăng RON 95 vượt 25.000 đồng/lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục