Cây làm giàu ở An Lương

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/3/2017 | 1:45:40 PM

YBĐT - An Lương là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn. Nhờ cây quế, bộ mặt nông thôn An Lương đang dần thay da đổi thịt; nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng; thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng/năm.

Ông Lý Văn Dòng (bên trái) ở thôn Khe Cam có 11 ha quế.
Ông Lý Văn Dòng (bên trái) ở thôn Khe Cam có 11 ha quế.

Toàn xã có 809 hộ, 3.876 khẩu ở 12 thôn, bản với các dân tộc: Dao, Tày, Mường, Thái, Mông, Kinh và Khơ Mú chung sống. Đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp là chính; cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, An Lương là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó, có diện tích đất rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp. Nắm bắt được yếu tố thuận lợi này, những năm qua, cùng với cây lúa, An Lương tập trung phát triển cây quế và xem quế là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo.

Ông Lý Văn Tăng ở thôn Khe Cam cho biết: “Đất lúa nước ít, nên trước đây kinh tế gia đình tôi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hơn 10 năm nay chuyển đổi đất rừng kém hiệu quả sang trồng quế, đã làm thay đổi đời sống gia đình tôi. Nhờ cây quế, gia đình tôi không những thoát nghèo mà còn xây được nhà cửa khang trang”.

Cũng như ông Tăng, ông Lý Văn Dòng - người có kinh nghiệm trồng quế hơn 40 năm, hiện đang sở hữu trên 11 ha quế; trong đó, gần 140 cây trên 25 năm tuổi. Hàng năm, ông Dòng thu nhập từ quế đạt trên 100 triệu đồng. “Nhờ cây quế nên tôi làm được nhà to, mua sắm được nhiều vật dụng đắt tiền, các con tôi được học hành chu đáo”.

Nắm bắt được lợi thế này, hiện tại, 100% hộ dân thôn Khe Cam đều trồng quế với tổng diện tích trên 55 ha, trong đó, quế trên 10 năm tuổi có 20 ha. Nhiều hộ giàu lên nhờ quế như hộ ông Đặng Quang Vinh, Lý Văn Long, Đặng Quốc Lợi, Đặng Đình Xuyên...

Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Bí thư Đảng ủy xã bày tỏ: "Người dân ở An Lương đã biết làm giàu từ nội lực. Ngoài cây lúa, sắn, ngô, hàng năm, xã chỉ đạo nhân dân trồng mới 100 ha quế. Hiện tại, 12/12 thôn, bản đều trồng quế với 1.700 ha, trong đó có 1.000 ha từ 10 năm tuổi trở lên. Các thôn trồng nhiều quế là: Sài Lương 1, Tặng Chan, Khe Cam, Khe Quéo... Ước tính hàng năm, nguồn thu từ quế đạt 50 tỷ đồng và nhiều hộ có thu nhập từ 100 - 800 triệu đồng/niên vụ quế”.

Nhờ cây quế, bộ mặt nông thôn An Lương đang dần thay da đổi thịt; nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng; thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng/năm; 100% hộ dân có xe máy... Đó là tiền đề quan trọng để An Lương vững bước xây dựng nông thôn mới.

Văn Tuấn

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục