Yên Bái: Sản xuất kinh doanh chè vào vụ mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/3/2017 | 1:50:20 PM

YBĐT - Niên vụ sản xuất chè 2017 lại đến và được dự báo là có những thuận lợi hơn, nhưng vẫn rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các doanh nghiệp.

Nông dân xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên thu hái chè xuân.
Nông dân xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên thu hái chè xuân.

Niên vụ sản xuất kinh doanh chè 2017 đã bắt đầu, các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường, sửa chữa nâng cấp thiết bị máy móc, nông dân tích cực đầu tư chăm bón chè tạo chất lượng, năng suất cao nhất; phấn đấu trong năm, sản lượng chè búp tươi đạt trên 80.000 tấn, chế biến và tiêu thụ trên 26.000 tấn chè thành phẩm, giá trị thu được từ chè đạt trên 400 tỷ đồng.

Mục tiêu sản xuất, kinh doanh chè 2017 là giữ ổn định diện tích chè, tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè bằng cách tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng thêm nhiều mô hình sản xuất, chế biến chè sạch, chè VietGAP ở những vùng chè trọng điểm Văn Chấn, Yên Bình và Trấn Yên.

Tiếp tục trồng thay thế diện tích chè già cỗi, kém hiệu quả bằng giống tiến bộ kỹ thuật và phát triển chè Shan ở vùng cao; tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh, tạo ra sản phẩm chè an toàn, có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, bền vững; khôi phục, phát triển thương hiệu chè Yên Bái trên thị trường trong và ngoài nước; tổ chức sắp xếp lại quan hệ sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định cho các đơn vị chế biến.

Từ đó, xác định cơ chế hợp tác, trách nhiệm giữa đơn vị chế biến với người trồng chè, chuyển đổi các diện tích sản xuất kém hiệu quả để phát triển các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao. Kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật của các đơn vị chế biến, thu hồi giấy phép đầu tư của các cơ sở chế biến liên tục xếp loại C không có sự thay đổi sửa chữa.

Đồng thời khuyến khích các đơn vị chế biến chuyển đổi sang chế biến chè xanh, chè đen thành phẩm và các loại sản phẩm chè chất lượng cao; khuyến khích các đơn vị chế biến đăng ký và áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho vùng nguyên liệu của mình theo các tiêu chuẩn VietGAP, Raiforest Allice; hữu cơ. Đó là những giải pháp, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chè trong năm 2017 này.

Việc làm ngay lúc này là các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc để đáp ứng cho sản xuất. Song song với đó là đẩy mạnh đầu tư, liên kết với người dân vùng nguyên liệu chăm sóc diện tích chè theo đúng quy trình kỹ thuật và ký kết thu mua sản phẩm ổn định. Các hộ làm chè áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời, làm cỏ, bón phân ngay từ đầu vụ.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhà chuyên môn, thị trường chè xanh, chè đen năm 2017 sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, khó có sự đột biến về giá, do đó, người làm chè phải tích cực đầu tư, thâm canh thật tốt để tăng năng suất bù vào giá thu mua. Bên cạnh việc sản xuất chè nguyên liệu bán cho các doanh nghiệp chế biến thì trong 1 - 2 năm trở lại đây, có rất nhiều hộ dân ở Yên Bình, Văn Chấn, Trấn Yên... sản xuất rất thành công và mang lại hiệu quả kinh tế từ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Xu thế sản xuất chè xanh nội tiêu đang là một hướng đi khá hiệu quả trong tình hình sản xuất kinh doanh chè xuất khẩu khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng khuyến cáo nông dân, người trồng chè trong giai đoạn cuối tháng 3 đầu tháng 4 nên tập trung chăm sóc, đầu tư phân bón để dưỡng chè, vì đây là giai đoạn để chè tạo tán và sẽ cho năng suất cao cả vụ; thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh, nhất là bệnh phồng lá, rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít... để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bà con chỉ nên sử dụng các loại thuốc trong danh mục cho phép sử dụng khi thực sự cần thiết; tuyệt đối không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì sẽ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây chè; đồng thời, gây lãng phí, tốn kém, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường.

Niên vụ sản xuất chè 2017 lại đến và được dự báo là có những thuận lợi hơn, nhưng vẫn rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh, chế biến chè mới làm nên một vụ chè thắng lợi.

Thanh Phúc

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục