Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu quản chặt hóa chất độc hại

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/3/2017 | 9:06:31 AM

Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý hóa chất độc hại, đặc biệt là cồn công nghiệp, hóa chất và methanol.

Bộ Công Thương yêu cầu quản lý chặt nguồn hóa chất bảo quản, chế biến thực phẩm.
Bộ Công Thương yêu cầu quản lý chặt nguồn hóa chất bảo quản, chế biến thực phẩm.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh mới ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm, trong đó nhấn mạnh vào công tác quản lý đối với cồn công nghiệp, hóa chất và methanol.

Chỉ thị yêu cầu tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hóa chất, cồn công nghiệp, chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Nội dung thanh tra kiểm tra tập trung vào điều kiện kinh doanh hóa chất, phân loại hóa chất, ghi nhãn hóa chất, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, công bố hợp quy…

Lực lượng Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh (bán buôn, bán lẻ…) hóa chất, đặc biệt là methanol, cồn công nghiệp, hương liệu và phụ gia thực phẩm.

Chú trọng kiểm tra phát hiện các hành vi sử dụng trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm, đặc biệt là pha chế rượu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng người tiêu dùng, góp phần ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra trên địa bàn.

quản lý chặt hóa chất trong bảo quản chế biến thực phẩm hình 2
TPHCM thử nghiệm kỹ thuật mới phun hóa chất diệt muỗi đối phó Zika

Các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, cồn công nghiệp, methanol và các hóa chất có nguy cơ bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm, đặc biệt là pha chế rượu.

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy chuẩn quản lý cồn công nghiệp, tăng cường thanh, kiểm tra phát hiện ngăn chặn hành vi buôn bán, pha chế hóa chất, sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, cồn công nghiệp, methanol… xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

(Theo VOV)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục