Hiệu quả trồng rau an toàn ở Minh Tiến

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/6/2017 | 1:50:32 PM

YBĐT - Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, Hội Phụ nữ xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên đã thành lập Tổ hợp tác Sản xuất rau an toàn (SXRAT) mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hội viên.

Vườn dưa lê của bà Hoàng Thị Xoan, thôn 1, xã Minh Tiến.
Vườn dưa lê của bà Hoàng Thị Xoan, thôn 1, xã Minh Tiến.

Được giới thiệu Tổ hợp tác SXRAT mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôi tìm đến thôn 1, xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên để được tận mắt thấy những ruộng rau xanh tốt và sự đổi thay cuộc sống của những người trồng rau.

Dẫn tôi thăm cánh đồng rau của Tổ tại thôn 1, thôn 2, chị Nguyễn Thị Toàn - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, Chủ nhiệm Tổ hợp tác SXRAT chia sẻ: “Theo Quyết định 29/QĐ - UBND, ngày 15/7/2016 của UBND xã Minh Tiến, Tổ hợp tác SXRAT của xã do Hội Phụ nữ xã làm chủ được thành lập với 20 thành viên, tổng diện tích trồng rau an toàn là 1,73ha. Trong đó, đã xây dựng được 1.800 mét vuông nhà lưới”.

Hiện, trên các ruộng rau của Tổ hợp tác, các luống đậu đũa, mướp đắng, rau muống, rau ngót, dưa bở, dưa lê... đang kỳ thu hoạch.

Chị Vũ Thị Như Quỳnh - người có gần 20 năm gắn bó với cây rau cho biết: “Tôi trồng rau gần 20 năm nay. Trước đây, chỉ trồng rau phục vụ gia đình, sau đó tôi mở rộng diện tích vừa để tăng thu nhập, nhưng việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do đầu ra không ổn định, người tiêu dùng cũng chưa có niềm tin đối với những sản phẩm rau của mình".

"Năm 2016, khi được tham gia Tổ hợp tác SXRAT của Hội Phụ nữ xã, tôi được tham gia các lớp tập huấn và cùng với các hội viên ký kết SXRAT. Tôi tuân thủ mọi kỹ thuật sản xuất rau sạch như: bón cho rau bằng phân hữu cơ đã ủ hoai và phân vi sinh, phun thuốc trừ sâu bằng các chế phẩm sinh học, thực hiện đảm bảo thời gian quy định nên sản phẩm rau đã tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Thương lái đến tận ruộng để nhập rau, chúng tôi chỉ việc thu hoạch. Tuy việc công việc trồng rau vất vả, nhưng thu nhập lại gấp đôi trồng lúa”. Chị Quỳnh nói.

Còn đối với hộ bà Hoàng Thị Xoan, thôn 1, khi tham gia Tổ hợp tác được hỗ trợ kinh phí làm nhà lưới, bà Xoan phấn khởi cho hay: “Trước kia chưa có nhà lưới, vườn rau hay bị sâu bệnh, năng suất thấp. Nay, tôi được hỗ trợ nhà lưới, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của tỉnh, vườn rau năng suất hơn hẳn, lại không mất nhiều công tưới tiêu như trước. Vụ này từ mảnh vườn chưa đầy 1.000 mét vuông tôi trồng đỗ chỉ 1 vụ tôi đã thu về trên 4 tạ quả/vụ bán được khoảng 4 triệu đồng”.

Bên cạnh những luống đỗ của nhà bà Xoan còn trồng thử giống dưa bở và dưa lê. Nhờ áp dụng những kỹ thuật được tập huấn, ngay từ lứa đầu tiên bà đã thu được kết quả tốt. Những quả dưa có trọng lượng từ 0,3 - 0,5 kg, có mùi thơm, ngọt mát được người tiêu dùng ưa thích.

Theo ông Nguyễn Trùng Dương - Phó Chủ tịch xã Minh Tiến: “Cây rau là nguồn thu nhập chính của 15% hộ dân trong xã. Tổ hợp tác SXRAT của Hội Phụ nữ thu được hiệu quả tốt đã mở hướng cho những người trồng rau của xã học tập nhân rộng mô hình trồng rau an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế của xã.

Từ sự nhạy bén nắm bắt thị trường của Hội Phụ nữ xã, sự cần cù lao động của những hội viên, qua gần 1 năm đi vào hoạt động, Tổ hợp tác SXRAT của xã Minh Tiến đã thu được trên 50 tấn bắp cải, 12 tấn cà chua… trừ chi phí còn thu được trên 300 triệu đồng/ha, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho các hội viên phụ nữ và cũng góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã. Vì vậy, Tổ hợp tác SXRAT của xã Minh Tiến vinh dự được lựa chọn là một trong 13 tập thể của tỉnh đi dự Hội nghị điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2017, tại Hà Nội.

Minh Huyền

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục