Hưởng ứng Ngày “Cả nước vì người nghèo” 17/10

Yên Bái: Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/10/2017 | 8:12:09 AM

YBĐT - Để giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo, những năm qua tỉnh Yên Bái đã phát huy hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư như: Chương trình 135, Chương trình 30a, Dự án Giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác giảm nghèo vùng khó khăn.

Nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên bê tông hóa đường giao thông nông thôn đến vùng đặc biệt khó khăn.
Nhân dân xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên bê tông hóa đường giao thông nông thôn đến vùng đặc biệt khó khăn.

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo ở Yên Bái được kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa phương và toàn tỉnh. Để thực hiện tốt mục tiêu này, tỉnh đã và đang triển khai các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng.
 
Đối với nhóm đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, sẽ hỗ trợ theo phương châm giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp và tăng dần các chính sách hỗ trợ sản xuất như: cây, con giống, trang thiết bị phục vụ sản xuất, tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật…
 
Đối với đội ngũ cán bộ xã, tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án, lập kế hoạch để thực hiện theo quy định các chính sách giảm nghèo tại địa phương.

Năm 2017 là năm thứ 2 tỉnh Yên Bái thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí nguồn lực cho chương trình năm 2017 dự ước đạt trên 3.713 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương trên 948 tỷ đồng gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên 220 tỷ đồng; vốn hỗ trợ thực hiện các chính sách giảm nghèo khác như: hỗ trợ bảo hiểm y tế, giáo dục, hỗ trợ tiền điện, trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội… trên 727 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 47 tỷ đồng; vốn vay ưu đãi trên 2.539 tỷ đồng; vốn huy động khác trên 177 tỷ đồng (vốn nước ngoài, vốn doanh nghiệp, vốn huy động từ cộng đồng)…
 
Chương trình giảm nghèo được triển khai tại huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải, chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, sửa chữa và làm mới các công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, y tế, trường học và đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm…
 
Chương trình 135 sẽ đầu tư trên địa bàn 72 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 184 thôn bản ĐBKK với tổng nguồn vốn đầu tư trên 145 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển trên 108 tỷ đồng và vốn sự nghiệp trên 37 tỷ đồng. Chương trình sẽ hỗ trợ đầu tư mới và duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng.

Một trong những chính sách tiếp tục được ưu đãi trong công tác giảm nghèo, đó là tạo điều kiện tối đa cho người nghèo được vay vốn để phát triển sản xuất.
 
Đến nay, vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái đã được triển khai ở tất cả 180/180 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Hệ thống ngân hàng này đang triển khai 12 chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó có 8 chương trình liên quan trực tiếp đến giảm nghèo. Hiện tổng dư nợ đạt trên 2.468 tỷ đồng với 86.038 hộ vay vốn, trong đó 41.045 hộ vay chăn nuôi trâu bò, dư nợ 1.093 tỷ đồng; 21.185 hộ vay trồng rừng, dư nợ 629 tỷ đồng; 8.746 hộ vay trồng cây ăn quả, dư nợ 249 tỷ đồng; 2.078 hộ vay trồng chè, dư nợ 54 tỷ đồng; 1.644 hộ vay chăn nuôi gia súc, gia cầm khác, dư nợ 36 tỷ đồng; còn lại là vay đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề dịch vụ tiểu thủ công nghiệp.
 
Một chính sách khác được người nghèo đặc biệt quan tâm là việc thực hiện lộ trình của Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ giai đoạn II. Theo kế hoạch năm 2017, toàn tỉnh sẽ hỗ trợ làm nhà cho 1.187 hộ nghèo, định mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ nhà với tổng kinh phí thực hiện trên 59 tỷ đồng.
 
Chính sách bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, người dân tộc thiểu số sống… đến nay, đã thực hiện và cấp 543.584 thẻ bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng trên đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, hộ nghèo, cận nghèo còn được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo nghèo 3 đến 5 tuổi và học sinh bán trú…

Thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu phấn đấu mỗi năm giảm từ 3,5% đến 4% hộ nghèo, tương đương với 6.000 hộ nghèo/ năm để đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 12,47%. Nhiều mục tiêu tổng quát được đề ra như: thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận thông tin…
 
Tiếp tục tăng cường các chương trình dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản ĐBKK, được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới. Duy trì nhân rộng các mô hình cây, con giống mới cho hiệu quả kinh tế cao; các đoàn thể chủ động lựa chọn biện pháp khuyến khích hội viên giúp nhau giảm nghèo... Công tác kiểm tra, giám sát các nguồn lực đầu tư sẽ được tăng cường nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những sai phạm theo quy định của pháp luật.

Thạch Phong

Các tin khác
Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục