Những lợi ích và bất lợi của Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/12/2017 | 9:08:45 AM

Việc Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới sẽ tác động tích cực trong việc mở rộng thị phần của hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường đối tác, nhất là tại thị trường Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong thời gian gần đây, ngoài TPP, hiện Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (VEAEU FTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do Asean+6 (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - khối EFTA (VEFTA) và FTA giữa khối Asean với Hồng Kong.
 
Đây là các Hiệp định "FTA thế hệ mới” toàn diện, bao gồm: Thương mại hàng hóa, dịch vụ, điện tử; Phòng vệ thương mại; Đầu tư; Quy tắc xuất xứ; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Thuận lợi hóa hải quan; Hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT); Sở hữu trí tuệ; Cạnh tranh; Mua sắm công; Phát triển bền vững; Thể chế và Pháp lý…
 
Các FTA thế hệ mới được thể hiện ở sự khác biệt với các FTA truyền thống mà Việt Nam đã tham gia là phạm vi rộng, nội dung vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và một phần đầu tư, nó bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… Các FTA này khi có hiệu lực sẽ tác động rất mạnh tới thể chế của các bên liên quan.
 
Đưa ra những lợi ích Việt Nam đạt được trong tham gia các FTA tại kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025”, việc Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới sẽ tạo hiệu ứng thúc đẩy tăng nhanh giá trị thương mại hai chiều của Việt Nam với các Asean và Asean+. Các FTA mà Việt Nam đã tham gia, ký kết tác động tích cực trong việc mở rộng thị phần của hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường các đối tác, nhất là tại thị trường Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản.
 
Bên cạnh đó, tạo hiệu ứng tích cực đến đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các đối tác, nhất là Asean, Ấn Độ và Nhật Bản. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam (30 nhóm mặt hàng) đều có khả năng hưởng lợi từ các FTA khu vực mà Việt Nam đã tham gia, ký kết (tỷ trọng xuất siêu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 sang Hoa Kỳ chiếm 45,5%; Oxtraylia chiếm 15,5%; Philippin chiếm 4,8%.
 
Cũng theo kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025”, các FTA mà Việt Nam đã ký kết sẽ tạo hiệu ứng thúc đẩy cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường đầy đủ, tạo điều kiện tích cực đối với phát triển thương mại song phương của Việt Nam với các đối tác trong tham gia các FTA khu vực (Asean+6). Trong đó, các FTA đã tạo những điều kiện thương mại thuận lợi từ phía các đối tác để Việt Nam khai thác tốt hơn lợi thế so sánh.
 
Ngoài ra, các FTA thế hệ mới cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua sự gia tăng tốc độ xuất khẩu và thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam. Đồng thời, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
 
"Sự tham gia của các FTA thế hệ mới song phương và đa phương, là một nấc thang quan trọng để Việt Nam bước tiếp lên các nấc thang liên kết và hội nhập quốc tế cao hơn, sâu hơn, trước hết là việc thực hiện các cam kết trong Cộng đồng kinh tế Asean (AEC)”, Báo cáo kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2025” chỉ rõ.
 
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ký FTA chưa chuyển biến mạnh
 
Bên cạnh những lợi ích trên, việc Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới cũng có khá nhiều hạn chế, yếu kém và bất lợi.
 
Theo đó, tham gia các FTA còn mang mang tính bị động, chưa có chiến lược bài bản rõ ràng, đặc biệt là mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị chưa tốt. Đồng thời, Việt Nam cũng chưa tận dụng tốt các ưu đãi trong các FTA đã ký kết để cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán vãng lãi và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững.
 
Cùng với đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA chưa có chuyển biến mạnh, vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng nông sản, mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các mặt hàng nguyên nhiêu vật liệu…
 
Thêm vào đó, một số mặt hàng như cao su, dừa, rau quả, than đá… lại tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này). Tình hình trên đã dẫn đến việc phụ thuộc quá lớn vào một thị trường và khi đối tác giảm nhập khẩu thì Việt Nam đã phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ.
 
Ngoài ra, một số FTA mà Việt Nam tham gia đã tạo điều kiện thương mại thuận lợi cho phía đối tác trong tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vài Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam chưa xây dựng đầy đủ và sử dụng hiệu quả các hàng rào thương mại, để bảo vệ thị trường trong nước theo quy định của WTO. Do đó, trong một mức độ nhất định việc ký kết FTA đã có những tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và cạnh tranh sản phẩm của Việt Nam.
 
Hiện tại, một số ngành sản xuất của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa vì không cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc”, Báo cáo kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025” nêu rõ.
 
(Theo VnMedia)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục