Hiệu quả kinh tế đồi rừng ở Tân Nguyên

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/4/2018 | 1:48:55 PM

YBĐT - Những năm qua, cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình luôn phát huy thế mạnh của địa phương là trồng rừng và coi đó là điểm nhấn trong phát triển kinh tế.  

Rừng trồng ở xã Tân Nguyên.
Rừng trồng ở xã Tân Nguyên.


Trước đây, cuộc sống của gia đình anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhờ phát huy được tiềm năng trong việc trồng rừng, nên đời sống có nhiều khởi sắc.

"Hiện, gia đình tôi có gần 100 ha diện tích trồng rừng, chủ yếu là keo, bồ đề, bạch đàn và quế, hàng năm, gia đình khai thác từ 20 - 30 ha, thu về trên 100 triệu đồng. Nhờ rừng mà gia đình làm được nhà, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị” - anh Hiền cho biết.
 
Còn với ông Trần Văn Thỏa ở thôn Khe Hùm, nhờ kinh tế đồi rừng, gia đình ông không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Ông Thỏa cho biết: "Cùng với chăn nuôi, việc trồng rừng luôn được gia đình tôi chú trọng nên đến nay đã có 30 ha rừng, chủ yếu là keo, bạch đàn, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng”.

Xã Tân Nguyên có địa bàn xã rộng, dân cư phân bố không đều, hệ thống đường giao thông liên thôn chủ yếu là đường và đất canh tác cây lương thực ít, địa hình đồi núi dốc. Tuy nhiên, Tân Nguyên là địa phương có tiềm năng, thế mạnh về kinh tế đồi rừng nên những năm qua, xã luôn quan tâm đến trồng, chăm sóc, phát triển rừng và xem kinh tế rừng là mũi nhọn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
 
Đồng chí Hà Văn Chí - Chủ tịch UBND xã Tân Nguyên cho biết: "Hiện nay, đời sống của người dân ở Tân Nguyên chủ yếu dựa vào rừng. Toàn xã có  trên 2.300 ha đất rừng, trong đó rừng trồng sản xuất trên 1.800 ha, chủ yếu là cây keo, bồ đề, bạch đàn, hàng năm thu về hàng chục tỷ đồng”.
 
Để phát huy tiềm năng và lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, những năm qua, dưới sự chỉ đạo của huyện Yên Bình, xã Tân Nguyên đã chú trọng trồng rừng với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như: keo, bồ đề, quế...
 
Điều đáng mừng là đến nay hầu hết các hộ gia đình ở 13/13 thôn trong xã đã hiểu rõ hiệu quả từ phát triển trồng rừng nên ý thức được nâng lên. Đặc biệt, xã đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện cử cán bộ hướng dẫn tổ chức chăm sóc các diện tích trồng rừng mới, làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, hướng dẫn các chủ rừng phát dọn thực bì, làm cỏ thường xuyên, trồng đúng quy cách, khai thác rừng đúng quy trình, khai thác có nguồn gốc hợp pháp.
 
Đồng chí Hà Văn Chí - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Tân Nguyên luôn xác định rừng có tầm quan trọng về kinh tế và bảo vệ nguồn nước, nên đến nay xã tập trung chỉ đạo bảo vệ tốt trên 700 ha rừng khoanh nuôi, phòng hộ đầu nguồn. Hàng năm, chỉ đạo khai thác và trồng luân chuyển từ 165 ha rừng bằng các loại cây như: keo, quế, bồ đề, sản lượng gỗ đạt từ 6.000 - 7.000 m3, giá trị thu nhập đạt hàng chục tỷ đồng”.
 
Nhờ phát huy được tiềm năng lợi thế của mình, đến nay, trên địa bàn xã Tân Nguyên có 10 xưởng gỗ chế biến ván bóc, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/năm, đời sống của người dân từng bước khởi sắc.

Hà Tĩnh

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục