Yên Bái: Đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng của nền kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/4/2018 | 8:13:22 AM

YBĐT - Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có 1.900 doanh nghiệp, đến năm 2025 có hơn 2.300 doanh nghiệp; phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào ngân sách Nhà nước để đến năm 2020 đạt khoảng 35%, năm 2025 đạt khoảng 45% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Dây chuyền sản xuất măng khô của Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình.
Dây chuyền sản xuất măng khô của Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình.


Thời gian qua, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Yên Bái đã ban hành, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân (KTTN) phát triển. Điều đó, được thể hiện trong nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị cùng với việc thực hiện các chính sách kinh tế thông thoáng; huy động và tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế phát triển; tích cực tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; nhiều doanh nghiệp đã được cổ phần hóa hoặc giao khoán cho người lao động nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả... Bên cạnh đó, tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thông thoáng để khuyến khích các doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển cả số lượng và qui mô.
 
Đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 doanh nghiệp, trong đó có: 908 công ty TNHH (chiếm 55,2%); 391 công ty cổ phần (chiếm 22,04%); 366 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 20,63%) và 22 doanh nghiệp FDI (chiếm 1,24%).
 
Hết năm 2017, tổng số tiền thuế các doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách Nhà nước đạt khoảng 993 tỷ đồng, chiếm 64% tổng thu cân đối trên địa bàn tỉnh và toàn tỉnh có 212 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.483,26 tỷ đồng (tăng 23 doanh nghiệp so với năm 2016 và vốn đăng ký gấp 2,01 lần, tương đương tăng 1.758,2 tỷ đồng); thu hút, tạo việc làm cho gần 33.000 lao động, đưa mức thu nhập bình quân của người lao động năm 2017 khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 5,8 triệu đồng/người/tháng.

Có thể thấy, khu vực KTTN của tỉnh ngày càng khẳng định được vai trò của mình; một số tập đoàn KTTN có quy mô lớn đã hình thành, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.
 
Tuy nhiên, việc phát triển KTTN trong tỉnh thời gian qua cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: đa số doanh nghiệp đều quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, thiếu lao động có trình độ kỹ thuật và thợ bậc cao; năng lực quản lý điều hành còn hạn chế, dẫn đến sức cạnh tranh yếu; khả năng liên doanh, liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn kém, thiếu sự đầu tư về chiều sâu nên vẫn còn tình trạng tranh chấp, gây khó khăn về nguyên liệu, giá và việc tiêu thụ sản phẩm; chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất chưa cao, mẫu mã nhiều loại sản phẩm làm ra chưa đảm bảo yếu tố cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp trong, ngoài nước; thu nhập của người lao động chưa cao, việc làm chưa ổn định, đời sống của người lao động còn khó khăn...

Trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước, tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng chương trình, giải pháp cụ thể để phát triển KTTN là động lực quan trọng để phát triển kinh tế và phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.900 doanh nghiệp, đến năm 2025 có hơn 2.300 doanh nghiệp; phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của KTTN vào ngân sách Nhà nước để đến năm 2020 đạt khoảng 35%, năm 2025 đạt khoảng 45% tổng thu ngân sách Nhà nước.
 
Để thực hiện mục tiêu này và để KTTN không ngừng phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW, tỉnh Yên Bái đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm chính sách hỗ trợ KTTN một cách thực chất, thông qua các chính sách hỗ trợ lãi suất, ưu đãi thuế, đất đai, giải phóng mặt bằng; làm tốt công tác định hướng đầu tư, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực về vốn, công nghệ, nhân lực, có kinh nghiệm và thực sự tâm huyết trong đầu tư; khuyến khích đầu tư, áp dụng máy móc thiết bị công nghệ hiện đại trong sản xuất, kinh doanh, chế biến sâu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp; hạn chế tối đa việc bán nguyên liệu thô ra ngoài tỉnh...
 
Ngoài ra, tỉnh cũng khuyến khích phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, nhất là khu vực KTTN; nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh; phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển đội ngũ doanh nhân có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản trị cao; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân...
 
Hải Hà

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục