Hồng Ca đẩy mạnh chuyển dịch và tái cơ cấu nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/5/2018 | 1:53:29 PM

YBĐT - Để tận dụng tối đa tiềm năng đất đai, những năm gần đây, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Mô hình chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi ở Hồng Ca mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi ở Hồng Ca mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hồng Ca là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như: Tày, Mông, Mường, Nùng, Thái...
 
Cuộc sống còn nhiều khó khăn, để nâng cao đời sống cho người dân, Đảng ủy, chính quyền xã đã thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp dựa vào tiềm năng, thế mạnh có sẵn của địa phương. Chỉ đạo nhân dân thực hiện theo hướng canh tác và phát triển bền vững, tập trung vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: quế, tre măng Bát độ và các loại cây ăn quả có múi.
 
Là hộ gia đình tích cực hưởng ứng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được triển khai trên địa bàn xã, anh Đoàn Chí Công ở thôn Bản Cọ, đã chuyển toàn bộ diện tích đất trồng chè và đất ruộng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả.
 
Đến nay, gia đình anh Công đã trồng được 4ha cây ăn quả, trong đó có 2ha đã cho thu hoạch cùng với đó là phát triển chăn nuôi lợn, trồng quế, trồng tre măng Bát độ... Nhờ đó năm 2017, gia đình anh thu về 400 triệu đồng và trở thành một trong những hộ có kinh tế khá giả trong thôn.
 
Anh Đoàn Chí Công chia sẻ: "Gia đình tôi đã chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, nhờ đó mà kinh tế của gia đình tôi ngày càng đi lên. Năm ngoái tôi tiếp tục chuyển đổi diện tích ruộng xấu và đấu thầu thêm 3 mẫu đất trồng cây chanh, hiện nay đã bắt đầu cho thu nhập rồi”.

Mặc dù có tới 16ha đất nhưng trước đây gia đình bà Trần Thị Sánh ở thôn Nam Hồng chỉ trồng một ít rừng và một ít cây vầu, còn lại phần lớn là để đất hoang. Được xã tuyên truyền, vận động về việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp bà đã mạnh dạn mua giống cây tre măng Bát độ về trồng. Sau 2 năm trồng, thấy loại cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Sánh tiếp tục mở rộng diện tích.
 
Đến nay, gia đình bà đã trồng được 8ha tre măng Bát độ, trong đó có 4ha đã cho thu hoạch. Vụ măng vừa qua, gia đình bà đã thu về 80 triệu đồng. Không chỉ có tre măng Bát độ, gia đình bà Sánh còn trồng được 7ha quế, 1 ha cây ăn quả có múi như: cam, quýt, bưởi... 

Với mô hình kinh tế tổng hợp, phủ kín đất hoang và thay thế diện tích cây trồng kém hiệu quả bằng các loại cây kinh tế phù hợp gia đình bà đã có nguồn thu 400 triệu đồng/năm, có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ việc chuyển dịch và tái cơ cấu nông nghiệp, xã Hồng Ca đã thực hiện quy hoạch vùng sản xuất theo hướng chuyên canh hàng hóa như: vùng trồng quế, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng tre măng Bát độ và vùng trồng cây dâu tằm...
 
Cùng đó, xã còn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào ứng dụng trong sản xuất, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm. 

Sau 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xã Hồng Ca đã chuyển đổi được 40ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả. Hiện tại toàn xã đã có 82ha cây ăn quả, 2.000ha quế và 720ha cây tre măng Bát độ.
 
Năm 2018, xã tiếp tục trồng thêm 200ha cây tre măng Bát độ, 20ha cây ăn quả và 10ha cây dâu nuôi tằm. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, đời sống của người dân Hồng Ca ngày càng được cải thiện. Hết năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 25 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể. 
 
Ông Phạm Xuân Toàn - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: "Thông qua Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xã Hồng Ca đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chuyển đổi những diện tích lúa kém hiệu quả và vườn tạp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Qua 3 năm triển khai, Đề án đã đem lại hiệu quả tốt, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân". 

"Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao để cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh” - ông Toàn nói.

 Chí Linh

Các tin khác
Lãnh đạo UBND huyện Yên Bình khen thưởng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có thành tích xuất sắc trong năm 2023.

Sáng 20/4, huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư trên địa bàn huyện năm 2024.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục