Yên Bái tập trung khắc phục công trình thủy lợi sau lũ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/7/2018 | 12:20:13 PM

YênBái - YBĐT - Cùng với việc khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương vùng lũ, ngành nông nghiệp cũng đang khẩn trương chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, đơn vị thủy nông tập trung nhân lực, máy móc nhanh chóng khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng, đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.


Công trình thủy lợi Nà La phục vụ tưới tiêu cho 30ha lúa của xã Sơn Lương. Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, lượng nước lớn cùng với đất đá đổ về khiến đập đầu mối bị bồi lấp hoàn toàn và gãy hỏng 300 mét kênh dẫn nước xuống các cánh đồng. Để kịp thời đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, sau khi rà soát hiện trạng thiệt hại và hư hỏng, Công ty TNHH Nghĩa Văn, huyện Văn Chấn đã cử cán bộ ở các cụm thủy nông cùng với máy móc tổ chức khắc phục, nạo vét toàn bộ khối lượng đất vùi lấp để nhanh chóng lấy nước cho đồng ruộng.

Cùng với công trình thủy lợi Nà La, 198 công trình trong tổng số 1.750 công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu  cho 4 huyện, thị phía Tây của tỉnh Yên Bái cũng bị hư hỏng nặng nề, trong đó huyện Văn Chấn thiệt hại nặng nhất với 85 công trình. Không chỉ khó khăn trong việc vận hành khai thác, một số công trình thủy lợi còn bị biến đổi dòng chảy, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nhiều hộ dân rất lo lắng nếu không khắc phục kịp thời thì sẽ không có nước tưới tiêu vì diện tích lúa mùa hiện nay đang chuẩn bị bước vào giai đoạn trỗ đòng.

Sau khi kiểm tra, rà soát số công trình thủy lợi bị hư hỏng, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, đơn vị chức năng đang quản lý, vận hành khai thác các công trình thủy lợi tập trung nhân lực tổ chức khắc phục bằng mọi biện pháp. Với những công trình bị ảnh hưởng ít thì huy động cán bộ tập trung nạo vét bùn đất để khơi thông dòng chảy. Công trình bị vùi lấp với khối lượng lớn thì huy động phương tiện, máy móc hỗ trợ.

Hiện tại, Công ty TNHH Nghĩa Văn tổ chức tự khắc phục 158 công trình với giá trị ước tính trên 18 tỷ đồng, đồng thời đề nghị UBND tỉnh đầu tư xây dựng 40 công trình với giá trị trên 34 tỷ đồng. Trong đó có 6 công trình cần phải hỗ trợ, khắc phục ngay vì đã bị bồi lấp thượng lưu đập đầu mối, nhiều đoạn kênh bị vùi sâu, vỡ hỏng, sạt lấp và cuốn trôi gồm công trình thủy lợi Nà La, Khe Lo, Đá Đen, Huổi Thu, đập Bản Mười, đập Cốc Thủ.

Những thiệt hại này vẫn chưa phải con số cuối cùng do một số thôn vẫn chưa tiếp cận được bởi diện tích sạt lở quá lớn. Tuy nhiên, với công tác khắc phục khẩn trương, huy động tối đa nhân lực, máy móc để nạo vét kênh mương, sửa chữa những đường dẫn nước, ngành nông nghiệp và các địa phương quyết tâm phấn đấu đảm bảo nước tưới tạm thời cho bà con nhân dân trong vụ hè thu này.

Thắng - Toàn

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục