Đột phá nông nghiệp ở Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/8/2018 | 7:59:17 AM

YBĐT - Đảng bộ huyện Trạm Tấu vừa thống nhất điều chỉnh tăng 4 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, trong đó, có 4 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp. 

Phát triển chăn nuôi đại gia súc đang là thế mạnh kinh tế của huyện vùng cao Trạm Tấu.
Phát triển chăn nuôi đại gia súc đang là thế mạnh kinh tế của huyện vùng cao Trạm Tấu.


Việc điều chỉnh là cơ sở quan trọng để huyện tập trung các giải pháp, nguồn lực đầu tư nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: sản lượng thịt hơi xuất chuồng là một trong 4 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp về đích sớm. Cụ thể, năm 2017, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 270 tấn, tăng 128% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Huyện thống nhất điều chỉnh mục tiêu phấn đấu của chỉ tiêu này đến 2020 đạt 290 tấn.

Theo ông Hưng, có 3 nguyên nhân sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng. Thứ nhất là, huyện đã thực hiện tốt Đề án phát triển chăn nuôi, tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi hàng hóa tập trung; hỗ trợ tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi nông hộ đạt hiệu quả.
 
Trong 2 năm 2016 và 2017, huyện đã hoàn thành xây dựng 51 mô hình chăn nuôi với kinh phí hỗ trợ 915 triệu đồng.
 
Trong đó, có 35 mô hình nuôi 10 con trâu, bò trở lên/hộ; 8 mô hình nuôi 30 con trâu, bò trở lên/nhóm hộ; 7 cơ sở chăn nuôi lợn quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở lên/cơ sở; 1 hộ nuôi dê ở xã Xà Hồ quy mô 100 con trở lên. Thứ hai là, người dân chủ động tập trung các nguồn lực cho chăn nuôi.
 
Nhờ đó, đến nay trên 85% số hộ chăn nuôi đã làm chuồng trại, diện tích cỏ trồng trên 400 ha và hàng năm dự trữ trên 2.200 cây rơm làm thức ăn gia súc...
 
Việc quy hoạch các bãi chăn thả cũng như trồng bổ sung thêm cỏ không chỉ tạo điều kiện mở rộng chăn thả đàn gia súc mà còn làm thay đổi nhận thức của người dân từ thả rông đến chăn thả, chăm sóc theo hướng bán công nghiệp.
 
Thứ ba là, người dân đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa giống mới vào chăn nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, kịp thời khống chế các dịch bệnh phát sinh.
 
Đến nay, tổng đàn gia súc chính của huyện là 38.272 con, tăng 4.000 con so với năm 2015. Nhiều hộ chăn nuôi gia súc với số lượng lớn; trong đó, gần 900 hộ có đàn gia súc từ 5 - 30 con, chủ yếu ở xã Xà Hồ, Bản Mù, Bản Công, Tà Xi Láng.

Không chỉ trong chăn nuôi, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết, sản xuất nông, lâm nghiệp cũng có bước đột phá. Diện tích gieo trồng cây lương thực từ 6.540 ha năm 2015 tăng lên 6.664 ha vào năm 2017; cơ cấu giống cây trồng được lựa chọn và bố trí sử dụng 100% là giống tiến bộ khoa học, kỹ thuật để phục vụ sản xuất.
 
Tổng sản lượng lương thực từ 20.954 tấn năm 2015 tăng lên 22.048 tấn năm 2017. Bước đầu hình thành sản xuất ngô hàng hóa tại xã Trạm Tấu, Xà Hồ, Tà Xi Láng, Pá Hu. Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng đã được thực hiện tốt, tỷ lệ che phủ rừng đạt 61,3 %.
 
Việc trồng rừng tạo nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân và nâng cao ý thức của họ trong việc bảo vệ, phát triển rừng và giảm bớt khai thác rừng, tăng cường bảo vệ, tăng diện tích rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật triển khai thực hiện tích cực bằng việc đa dạng hóa các mô hình cụ thể, thiết thực, giúp nhân dân dễ hiểu, nâng cao ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Từ nay đến năm 2020, mục tiêu phấn đấu tổng sản lượng lương thực của huyện đạt trên 23.200 tấn; tổng đàn gia súc đạt 40.650 con; đàn gia cầm trên 116.700 con; hoàn thành 1 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
 
Để thực hiện được mục tiêu này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chỉ đạo các xã vận động nhân dân tích cực khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích ở những nơi có điều kiện để trồng cây lương thực; tăng vụ, xen canh, tăng đầu tư phân bón để tăng năng suất, chất lượng cây trồng nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích; chú trọng xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với sản xuất hàng hóa; tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi nông hộ hiệu quả, tạo ra sản phẩm đặc sản, đặc thù, chất lượng, giá trị hàng hóa cao, tận dụng thế mạnh của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp...

Hà Anh

Các tin khác

Ngày 28/3, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đi kiểm tra các dự án, công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh cuộc gặp mặt báo chí.

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam công bố thông tin về "Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024" lần đầu tiên được tổ chức trong phạm vi cả nước; trong đó, cao điểm các sự kiện sẽ diễn ra chính thức từ ngày 29/3 đến 29/4.

Giá xăng tăng từ chiều nay 28/3.

Từ 15h hôm nay 28/3, giá xăng E5 RON92 tăng 406 đồng/lít, xăng RON95 tăng 532 đồng/lít, trong khi đó các mặt hàng dầu tăng, giảm tùy loại.

Người dân huyện Yên Bình chuyển hướng nuôi trồng các loại cá da trơn, cá đặc sản chất lượng cao.

Những năm qua, huyện Yên Bình chú trọng tập trung đổi mới sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao, chủ động xây dựng các liên kết theo chuỗi giá trị. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục