Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị bất động sản quốc tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/8/2018 | 9:03:34 AM

Ngày 15/8, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã tổ chức buổi họp báo thông tin về Hội nghị bất động sản quốc tế IREC 2018 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Ban tổ chức thông tin về IREC 2018 tại buổi họp báo.
Ban tổ chức thông tin về IREC 2018 tại buổi họp báo.

Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam và Hiệp hội Môi giới BĐS Quốc gia Hoa Kỳ đã thống nhất tổ chức Hội nghị BĐS Quốc tế IREC 2018 tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức ở Việt Nam. Trước đó, từ năm 2015 đến năm 2017 hội nghị này đã lần lượt tổ chức tại Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan.

Được tổ chức từ sáng kiến của Hội Môi giới BĐS Hoa Kỳ (NAR), Hội nghị BĐS Quốc tế là sự kiện giao lưu, kết nối thường niên và lớn nhất của cộng đồng các hiệp hội và doanh nghiệp BĐS thế giới trong những năm gần đây.

Mục đích của hội nghị lần này nhằm quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người  cũng như  tiềm năng lợi thế của thị trường BĐS Việt Nam; tạo ra sân chơi lớn góp phần tìm kiếm cơ hội đầu tư; giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà đầu tư BĐS trong nước và quốc tế.

IREC 2018 sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 5-7/9/2018) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia và Cung Triển lãm kiến trúc quy hoạch xây dựng Quốc gia (Hà Nội) với nhiều hoạt động như: Hội nghị toàn thể các hiệp hội BĐS thế giới; các diễn đàn chuyên đề về xu hướng phát triển thị trường BĐS toàn cầu; các hội nghị giới thiệu, xúc tiến đầu tư; triển lãm BĐS quốc tế… IREC 2018 dự kiến sẽ đón hơn 300 khách mời quốc tế đến từ gần 30 quốc gia, và gần 1.000 đại biểu trong nước.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức hội nghị, IREC 2018 sẽ là dịp để các nhà quản lý, các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các ý kiến bàn thảo, góp phần giải quyết những hạn chế, khơi dậy tiềm năng và thúc đẩy các thị trường BĐS phát triển lành mạnh hơn, bền vững hơn, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời, qua các cơ hội kết nối đầu tư, sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục