Giúp người nghèo, xã nghèo vươn lên

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/10/2018 | 10:53:31 AM

YBĐT - Trong giai đoạn 2016 - 2018, tổng nguồn lực và phân bổ thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững để triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo trên địa bản tỉnh là trên 10.959 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách Trung ương trên 5.531 tỷ đồng; ngân sách tỉnh trên 1.683 tỷ đồng...

Các hộ nghèo được hỗ trợ từ chương trình, dự án đã vươn lên thoát nghèo.
Các hộ nghèo được hỗ trợ từ chương trình, dự án đã vươn lên thoát nghèo.

Từ năm 2016 đến nay, đã có gần 27.000 lượt hộ nghèo và cận nghèo trong tỉnh được vay vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình; hỗ trợ mua 1.609.667 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số...
 
Nhờ đó, 100% số người nghèo được tiếp cận các dịch vụ y tế; trình độ giáo dục người lớn đạt 84%, trình độ giáo dục trẻ em đạt 96%; tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh 86,1%...
 
Tỉnh đã hỗ trợ 2.154 nhà ở cho hộ nghèo, hộ có khó khăn về nhà ở và 100% hộ nghèo được hưởng các chính sách trợ giúp của Nhà nước về các dịch vụ xã hội cơ bản, các hộ gia đình có khó khăn về nhà ở đã ổn định cuộc sống yên tâm làm ăn, góp phần giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh những kết quả giảm nghèo đạt được vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Đó là, các chính sách ban hành còn bất cập, chồng chéo, hay nhiều chính sách cho một đối tượng; nhu cầu nguồn lực đầu tư cho chương trình giảm nghèo rất lớn, trong khi nguồn lực địa phương khó khăn; tốc độ giảm nghèo nhanh nhưng chưa toàn diện; năng lực quản lý, điều hành chương trình giảm nghèo một số địa phương còn hạn chế...
 
Ông Ngô Thanh Giang - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: "Việc tham gia đề xuất và xây dựng dự thảo chính sách chủ yếu do các bộ, ngành, các địa phương, nhất là cấp cơ sở ít được tham gia. Do đó, một số chính sách ban hành còn bất cập, chưa sát với thực tế địa phương. Tiếp đến, nguồn lực chưa đầy đủ, nhất là các nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc còn thấp so với nhu cầu thực tế. Trong khi đó, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về giảm nghèo được tổ chức thường xuyên nhưng cách thức tuyên truyền chưa phù hợp với từng vùng, do đó, nhận thức của một số ít cấp ủy, chính quyền còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một bộ phận người dân và cán bộ cơ sở”.
 
Bên cạnh đó, điều kiện xuất phát điểm của tỉnh còn thấp, trong khi đó, còn bị thiệt hại nặng nề do thiên tai nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chương trình giảm nghèo cũng như hướng thoát nghèo bền vững trên địa bàn.

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm theo tiêu chí mới là 3,5%) và thực hiện Nghị quyết số 76/2014/NQ13, từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm 10,24% (năm 2016 giảm 5,24%, năm 2017 giảm 5%), bình quân mỗi năm giảm 5,12% (giảm từ 32,21% đầu năm 2016 xuống còn 21,97% cuối năm 2017), đạt 146% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, giảm gấp 3,4 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước.
 
Nhìn tổng thể cho thấy, hộ nghèo, hộ cận nghèo tập trung nhiều ở các xã vùng cao, khu vực các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo chuẩn nghèo mới thì toàn tỉnh có huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu có tỷ lệ hộ nghèo còn cao - 59,6%.
 
Để giảm nghèo bền vững, Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu giảm nghèo.
 
Cùng đó, các cơ chế chính sách bất cập cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; huy động mọi nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, đầu tư của Chính phủ thông qua các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn tỉnh; tiếp tục dành ngân sách của tỉnh đầu tư cho công tác giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, hỗ trợ về vốn, việc làm cho người nghèo, giúp người nghèo, xã nghèo có đủ điều kiện vươn lên thoát nghèo, phấn đấu đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 17,97%.

Trần Minh

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục