Đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/11/2018 | 9:10:06 AM

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn việc làm tiền giả; tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả và phá hoại tiền Việt Nam, đã có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành chức năng, các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ tiền Việt Nam.

Tuy nhiên, sau 15 năm thi hành, Quyết định 130 đã bộc lộ một số hạn chế về cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành chưa phù hợp với thực tế hiện nay. 

Do khối lượng tiền mặt trong lưu thông ngày càng tăng theo mức độ phát triển của nền kinh tế, cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ in, sao chụp và xử lý hình ảnh nên việc làm tiền giả ngày càng dễ dàng thực hiện hơn, kỹ thuật làm giả cũng ngày càng tinh vi hơn, đòi hỏi trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam cần được nâng cao và quy định cụ thể hơn.

Do đó, việc ban hành Nghị định thay thế Quyết định 130 trong bối cảnh hiện nay là cần thiết để khắc phục những bất cập của quy định pháp luật về công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, giúp cho công tác này hoạt động đạt hiệu quả cao hơn, góp phần đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.

Bổ sung quy định về xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả

Dự thảo đề xuất bổ sung quy định việc xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả bao gồm việc thu giữ ngoại tệ giả, tạm thu giữ ngoại tệ nghi giả; giám định ngoại tệ; đóng gói, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển ngoại tệ giả; giao nộp, thu nhận, tiêu hủy ngoại tệ giả; thông tin về ngoại tệ giả.

Trên thực tế, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng và khảo sát của NHNN, cơ quan công an, ngoại tệ giả đã xuất hiện trong các giao dịch vãng lai, có nhiều trường hợp ngoại tệ giả tinh vi, khó phát hiện và gây thiệt hại cho các tổ chức được phép giao dịch ngoại tệ, tổ chức kinh tế và cá nhân. 

Trước đây, Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 04/11/1992 "Về công tác bảo vệ an ninh và tài sản Nhà nước do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản” chỉ quy định trách nhiệm phối hợp giữa ngành Ngân hàng và Bộ Nội vụ trong việc đấu tranh kiên quyết với các hoạt động phá hoại tiền tệ, sản xuất, tàng trữ, lưu hành tiền giả (nội tệ và ngoại tệ giả)...; không quy định cụ thể về xử lý tiền giả và không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện nay. 

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có văn bản QPPL quy định về công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả tiền Việt Nam (Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg), chưa có văn bản QPPL quy định việc xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả, dẫn đến ngoại tệ giả vẫn có thể lưu hành ngoài xã hội, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi gặp phải ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả. Thực tế này đòi hỏi phải có quy định về xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định về xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả vào Nghị định mới thay thế Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg. Phương án này đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản QPPL và đạt được mục tiêu quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng đề xuất bổ sung các quy định chi tiết về sao chụp tiền Việt Nam, quy định về trách nhiệm của lực lượng cảnh sát biển và quy định việc tiêu hủy tiền giả, tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật là vật chứng/tang vật trong các vụ án…

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục