Văn Yên khai thác đồng bộ thế mạnh nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/11/2018 | 7:54:04 AM

YBĐT - Với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, huyện Văn Yên đang ưu tiên phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao với quy mô tập trung và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.

Các giống ngô mới cho năng suất, chất lượng cao được nông dân Văn Yên tích cực đưa vào sản xuất.
Các giống ngô mới cho năng suất, chất lượng cao được nông dân Văn Yên tích cực đưa vào sản xuất.

Đến nay, huyện Văn Yên đã xây dựng được vùng lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích trên 1.000 ha tập trung tại các xã: Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông. Xây dựng vùng rau an toàn trên 11 ha tại các xã: Yên Hợp, Yên Phú, Đại Phác. 

Đối với cây ngô, hàng năm, huyện đều tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng ngô, mở rộng diện tích ngô đồi, đưa các giống ngô mới có năng suất, chất lượng cao vào trồng như: DK9619, NK 4300, NK66, MX4, MX6... và sản lượng hàng năm đạt trên 22.000 tấn. Cây sắn hàng năm cũng mang về nguồn thu trên 200  tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động. 

Do đó, cùng với tuyên truyền, vận động nhân dân trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để duy trì ổn định năng suất, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm canh tác bền vững, huyện chú trọng nhân rộng mô hình canh tác sắn bền vững trên đất dốc và quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu với diện tích trên 3.000 ha. Cây quế là cây có ưu thế kinh tế vượt trội và hàng năm mang về cho người dân trên 500 tỷ đồng, được huyện xác định là cây trồng chủ lực. 

Do đó, cùng với duy trì ổn định diện tích quế trên 40.000 ha; trong đó, vùng trồng quế tập trung trên 25.000 ha, huyện còn có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trồng, bảo vệ và phát triển cây quế. Đến nay, huyện đã xây dựng được chỉ dẫn địa lý Quế Văn Yên; thành lập Hiệp hội Quế Văn Yên để quy tụ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm quế. 

Hàng năm, bằng các nguồn vốn từ Chương trình trồng rừng 661, vốn sự nghiệp nông nghiệp, huyện hỗ trợ nhân dân trồng rừng bằng giống quế Văn Yên. 

Để tiếp tục nâng cao chất lượng quế, huyện đã xây dựng đề án bảo tồn một số diện tích cây quế thuộc nguồn gen quý có đường kính trên 30 cm và cao trên 15 m trở lên tại các xã vùng trọng điểm quế, nhằm bảo tồn giống quế quý hiếm và làm tiền đề phục vụ du lịch. 

Tập trung thử nghiệm và phát triển quế theo hướng thâm canh, quế hữu cơ trên khu vực rừng sản xuất. Chủ động định hướng thu hút nguồn lực tập trung phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ cây quế tại chỗ, quảng bá đưa sản phẩm quế Văn Yên ra thị trường trong, ngoài nước.

Trong phát triển chăn nuôi, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, triển khai các chính sách hỗ trợ để người dân phát triển số lượng đầu đàn, đa dạng chủng loại, hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi có quy mô, gắn chăn nuôi với kiểm soát dịch bệnh. 

Đến nay, toàn huyện có 70 cơ sở chăn nuôi trâu, bò tập trung quy mô từ 10 con trở lên, 8 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 100 con/lứa, 55 cơ sở nuôi lợn nái sinh sản quy mô 15 con và 25 cơ sở nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên. 

Nhờ những bước đi đúng hướng, đến nay, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp của Văn Yên chiếm 69,7%, lâm nghiệp chiếm 28,3%, thủy sản chiếm 2%. 

Năm 2017, sản lượng lương thực có hạt đạt 52.835 tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 8.508 tấn; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1.567 tỷ đồng... Đây là động lực để ngành nông nghiệp huyện Văn Yên phát triển toàn diện, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.

Hồng Oanh

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục