Bảo lãnh thông quan hàng hóa giúp tiết kiệm 72% thời gian làm thủ tục

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/12/2018 | 8:59:22 AM

Thực hiện bảo lãnh thông quan hàng hóa có thể tiết kiệm tới 72% thời gian làm thủ tục.

Bảo lãnh thông quan hàng hóa giúp tiết kiệm 72% thời gian làm thủ tục.
Bảo lãnh thông quan hàng hóa giúp tiết kiệm 72% thời gian làm thủ tục.

Thông tin đưa ra tại Hội nghị Dự án triển khai hệ thống bảo lãnh thông quan hiện đại tại Việt Nam do Liên minh Tạo thương mại thuận lợi toàn cầu (GATF) và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức ngày 10/12 tại TPHCM.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu phân tích những điểm tích cực của việc bảo lãnh thông quan hàng hóa. Hình thức bảo lãnh này đã được nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước Châu Âu thực hiện từ rất lâu... Việt Nam cũng đã đồng ý cho triển khai thí điểm đề án này trong thời gian tới. Vì đây là giải pháp tốt đã thúc đẩy việc giảm thời gian thông quan hàng hóa, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Hiện nay điểm nghẽn của nhiều doanh nghiệp là kiểm tra chuyên ngành khi có hơn 360 văn bản pháp luật của 14 bộ, ngành chức năng, chiếm đến 72% thời gian làm thủ tục hải quan. Trong khi kiểm tra chuyên ngành thực tế tỷ lệ vi phạm rất thấp, chỉ chiếm từ 0,04-0,06%, rất nhiều hàng hóa yêu cầu phải kiểm tra 100%.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng: Để đề án này triển khai hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và hải quan thì các cơ quan chức năng cần khẩn trương xây dựng danh mục, các bộ tiêu chí về hàng hóa được bảo lãnh. Nên chọn một số mặt hàng đang vướng nhất cho thí điểm và có những quy định về nợ  thuế, nợ chứng từ, chứng từ thủ tục… cho đơn vị bảo lãnh.

Ông Ngô Minh Hải - chuyên gia hải quan, nguyên Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý Hải quan, Tổng Cục Hải quan cho biết, nếu hàng hóa được bảo lãnh thông quan thì hàng hóa không phải lưu ở kho, ở cửa khẩu nó giúp giải phóng nhanh hàng hóa. Trong trường hợp phát sinh rủi ro thì doanh nghiệp phát hành chứng thư bảo lãnh sẽ thay mặt doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thay doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện. Nếu chúng ta triển khai bảo lãnh thông quan sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho hoạt động xuất nhập khẩu.

(Theo VOV)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục