Phình Hồ chủ động phòng, chống rét cho gia súc

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/1/2019 | 12:04:54 PM

YênBái - Xã Phình Hồ có gần 1.700 con và đàn gia cầm có hơn 4.500 con, tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có chuồng trại nuôi nhốt gia súc đạt 95%.

Những ngày này, khi nhiệt độ xuống thấp, thời tiết chuyển sang rét đậm, chị Giàng Thị Dẩu ở thôn Tà Chử, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu đã chủ động đưa đàn trâu, bò từ bãi chăn thả về chăn nuôi nhốt tại nhà. 

"Gia đình mình có 10 con trâu, bò. Đây là tài sản lớn, nên việc chăm sóc cho đàn gia súc tránh rét, không chết đói trong mùa đông luôn được cả nhà quan tâm. Vì vậy, từ đầu vụ, gia đình chị Dẩu đã dự trữ thức ăn, mua bạt, sửa lại chuồng trại không để gió lạnh lùa vào. Đặc biệt, chị không thả rông trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp nên mấy năm nay đàn gia súc luôn đảm bảo” - chị Dẩu chia sẻ. 

Cũng như gia đình chị Dẩu, rút kinh nghiệm từ những đợt rét trước, bước vào mùa đông năm nay, ông Giàng A Ký ở thôn Phình Hồ luôn chủ động theo dõi thường xuyên diễn biến khí hậu thời tiết để dự trữ nguồn thức ăn đầy đủ và làm chuồng kín cho đàn lợn. 

Ông Ký cho biết: "Để bảo vệ tốt cho đàn lợn trong mùa đông, cùng với việc chủ động làm lại chuồng khô ráo, sạch sẽ, gia đình tôi luôn cho lợn uống nước sạch và cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, đảm bảo dinh dưỡng”.

Bước vào mùa đông năm nay, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, người chăn nuôi ở xã Phình Hồ đang đối diện với thời tiết cực đoan mà theo dự báo thì không khí lạnh, rét đậm, rét hại có thể xảy ra sương muối, băng giá, mưa tuyết, nhất là ở các xã vùng cao. 

Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của gia súc. Nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất và chủ động ứng phó với thời tiết, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, xã Phình Hồ triển khai đầy đủ nội dung của Kế hoạch 177 của UBND huyện về phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong vụ đông - xuân năm 2018 - 2019. 

Theo đó, Phình Hồ đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống đói rét, dịch bệnh trên đàn gia súc do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; phân công cụ thể các thành viên phụ trách các thôn triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

Đồng thời, xã chú trọng tuyên truyền vận động người chăn nuôi phải chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan, nhất là hộ dân nào để gia súc chết do không làm chuồng trại, không trồng cỏ, không dự trữ rơm khô, cỏ khô, thức ăn tinh bột, không quản lý để gia súc thả rông thì hộ dân đó phải tự chịu thiệt hại.  

Ông Sùng A Rua - Chủ tịch UBND xã cho biết: Thời gian qua, cùng với lúa, chè, người dân ở Phình Hồ đã chú trọng vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với các giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng trưởng đàn trâu, bò, thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển chăn nuôi nên đến nay tổng đàn gia súc chính của Phình Hồ có gần 1.700 con và đàn gia cầm có hơn 4.500 con, tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có chuồng trại nuôi nhốt gia súc đạt 95%. 

"Để bảo vệ, chăm sóc tốt đàn gia súc trong mùa đông năm nay, xã đã thực nghiêm sự chỉ đạo về việc chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Cùng đó, chúng tôi cử cán bộ đến từng hộ dân, nhất là các hộ chăn nuôi để nhắc nhở việc gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô xanh; chủ động làm cây rơm, tận dụng thân lá ngô vụ đông, trồng cỏ và trồng cây ngô non để có đủ thức ăn cho gia súc trong mùa đông" - ông Rua nói. 

Cùng đó, xã chủ động theo dõi, phát hiện sớm các bệnh thường gặp ở trâu, bò: bệnh viêm khớp, cước chân, đường tiêu hóa, bệnh tụ huyết trùng, bệnh lở mồm long móng... để có biện pháp điều trị kịp thời. 

Với sự việc chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương cùng với nhận thức, ý thức trách nhiệm của người chăn nuôi về công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong mùa đông ngày được nâng cao, tin rằng, đàn gia súc chính ở Phình Hồ tiếp tục được đảm bảo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Hà Tĩnh

Các tin khác
Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục