Trấn Yên đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/12/2019 | 7:57:29 AM

YênBái - Đẩy mạnh đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng được huyện Trấn Yên xác định là 1 trong 3 khâu đột phá nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Nhiều tuyến đường trên địa bàn thị trấn Cổ Phúc được đầu tư xây dựng khang trang sạch đẹp.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn thị trấn Cổ Phúc được đầu tư xây dựng khang trang sạch đẹp.

Trong điều kiện cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, huyện đã chuyển đổi từ thực hiện kế hoạch đầu tư công hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn, gắn với kế hoạch tài chính công trung hạn, đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư công, bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Từ năm 2016 đến nay, địa phương đã thực hiện cắt giảm 2 dự án đầu tư công chưa thực sự cấp bách và không bảo đảm khả năng cân đối vốn với tổng số tiền là 69 tỷ đồng. 

Đồng thời, ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư các dự án, công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong kết nối vùng, tạo động lực và sức lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát, điều chỉnh quy mô và tổng mức đầu tư một số dự án để bảo đảm hiệu quả, an toàn nguồn vốn, điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ vốn đầu tư công hàng năm, trong đó ưu tiên bố trí vốn thanh toán các công trình hoàn thành, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ giai đoạn trước. 

Công tác thẩm định, phê duyệt, xác định danh mục, quy mô dự án, công trình được thực hiện theo đúng trình tự, thẩm quyền quy định. Việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo công khai, minh bạch, đáp ứng về năng lực tài chính cũng như kỹ thuật, mỹ thuật và kinh nghiệm thi công. Địa phương cũng rất chú trọng đến công tác giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình, đảm bảo các công trình khi đưa vào vận hành đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương. 

Bằng sự năng động, sáng tạo, phát huy nguồn nội lực, huyện Trấn Yên huy động nguồn xã hội hóa, mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thông, hạ tầng đô thị, sự đóng góp tự nguyện của nhân dân vào phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. 

Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã huy động được trên 5.510 tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên 1.684 tỷ đồng, chiếm 30,6%; vốn ngoài Nhà nước là 3.826 tỷ đồng, chiếm 69,4%. 

Trấn Yên đã đầu tư nâng cấp, cải tạo 43,1 km đường quốc lộ, tỉnh lộ qua địa bàn; nâng cấp, cải tạo 62 km đường huyện, 7,8 km đường đô thị và 258 km đường giao thông nông thôn (trong đó 245 km kiên cố và 13,2 km đường mở mới). Đến nay 100% số thôn, bản có trục đường giao thông được cứng hóa, huyện đang triển khai dự án xây dựng mới cầu Cổ Phúc qua sông Hồng. 

Cùng đó, hạ tầng đô thị, thị trấn Cổ Phúc được quan tâm đầu tư, nhiều dự án trọng điểm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng góp phần mở rộng, phát triển không gian đô thị, bố trí dân cư đồng thời tạo lợi thế để thu hút đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ. 

Hệ thống hạ tầng điện, thủy lợi, nước sạch, thông tin và truyền thông tiếp tục được đầu tư, đã thực hiện đầu tư xây dựng mới, từ năm 2016 đến nay, huyện Trấn Yên đã nâng cấp cải tạo 40 trạm biến áp; 161,1 km đường dây cao, trung áp, hạ áp được đầu tư xây dựng mới; cải tạo nâng cấp 27 công trình thủy lợi, 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, phục vụ nhu cầu sản xuất và nhu cầu sử dụng của người dân. 

Toàn huyện hiện có 100% số thôn, bản có điện; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,5%; 22 điểm phục vụ bưu chính, trong đó có 2 bưu cục và 19 điểm bưu điện văn hóa xã; 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính và có báo đến trong ngày.

Về Trấn Yên hôm nay, diện mạo đô thị có những bước phát triển vượt bậc, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đây là nền tảng vững chắc để huyện hoàn thành thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Quang Thiều

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục