Từ ngày 1/4, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2020

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/3/2020 | 12:45:49 PM

Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, từ ngày 1/4/2020, Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2020.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục đích của cuộc điều tra nhằm thu thập các thông tin cơ bản phục vụ hoạt động quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp).

Thông tin thu thập được từ kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2020 còn được sử dụng trong tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, các chỉ tiêu trong báo cáo chính thức hàng năm của ngành thống kê; tổng hợp và biên soạn ấn phẩm "Sách trắng doanh nghiệp năm 2021"; đánh giá tình hình về ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp; đồng thời, cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp hàng năm, lập dàn mẫu cho các cuộc điều tra thống kê chọn mẫu hàng năm; điều tra thường xuyên và các yêu cầu thống kê khác.

Đối tượng của cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2020 bao gồm: các doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là hợp tác xã) hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các doanh nghiệp được thành lập, chịu sự điều tiết bởi các luật chuyên ngành như: Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán… hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 1/1/2020 hiện đang hoạt động và các cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp.

Đơn vị điều tra là doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp không có cơ sở trực thuộc đóng tại địa điểm khác (doanh nghiệp đơn) là doanh nghiệp chỉ có một địa điểm cố định duy nhất để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp có cơ sở trực thuộc đóng tại địa điểm khác là doanh nghiệp có trụ sở chính và ít nhất một cơ sở trực thuộc đóng ở nơi khác.

Đối với 62 tập đoàn, tổng công ty có hoạt động hạch toán toàn ngành thuộc các lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, điện lực, bảo hiểm, hàng không, đường sắt, ngân hàng có nhiều đơn vị chi nhánh đóng trên phạm vi cả nước, Tổng cục Thống kê sẽ tổ chức điều tra khối văn phòng và các đơn vị hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với các tập đoàn, tổng công ty còn lại (không bao gồm 62 tập đoàn, tổng công ty nêu trên), các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều tra, đơn vị điều tra. Còn đối với các tập đoàn, tổng công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con: đơn vị điều tra là công ty mẹ và các công ty thành viên là công ty con hạch toán kinh tế độc lập.

Theo ông Nguyễn Trung Tiến, phạm vi cuộc điều tra bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra có địa điểm đóng trên phạm vi toàn quốc, hoạt động trong tất cả các ngành quy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.  

Nội dung điều tra bao gồm: thông tin nhận dạng đơn vị điều tra, bao gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại, fax, email; loại hình doanh nghiệp; ngành hoạt động sản xuất kinh doanh; thông tin về lao động và thu nhập của người lao động, bao gồm: lao động; thu nhập của người lao động; các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, bao gồm: kết quả sản xuất kinh doanh; hàng tồn kho; vốn đầu tư; năng lực mới tăng; thông tin về các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, bao gồm: tên cơ sở; ngành hoạt động sản xuất kinh doanh; sản lượng/sản phẩm; lao động; doanh thu.

Cùng với đó là ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp, bao gồm: những loại công nghệ đã được ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh; mức độ tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của doanh nghiệp; doanh nghiệp đánh giá mức độ tác động của cách mạng công nghiệp và kỹ năng của người lao động trong thời đại số.

Cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2020 sẽ được thực hiện theo phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu. Với phương pháp thu thập thông tin: đối với những doanh nghiệp tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Điều tra doanh nghiệp: doanh nghiệp được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập và tự cung cấp thông tin vào phiếu web-form (phiếu điều tra trực tuyến) trên Trang thông tin điện tử của Điều tra doanh nghiệp; điều tra viên tiến hành thu thập thông tin bằng các hình thức khác: e-mail, điện thoại…

Tổng cục Thống kê cho biết, kết quả điều tra được tổng hợp theo hệ thống biểu đầu ra chung cho toàn bộ khu vực doanh nghiệp và các chuyên ngành, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện của khu vực doanh nghiệp,…

Thời gian thu thập số liệu sẽ bắt đầu từ ngày 1/4 đến ngày 30/5/2020.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục