Hiệu quả từ mô hình kinh tế nông nghiệp ở An Thịnh

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/4/2020 | 8:09:39 AM

YênBái - Một trong những mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền xã An Thịnh, huyện Văn Yên thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là phát triển, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, coi đây là giải pháp xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững.

Mô hình nuôi gà của ông Kiềng Kim Cương ở thôn Yên Thịnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi gà của ông Kiềng Kim Cương ở thôn Yên Thịnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

An Thịnh có 11 thôn, trên 2.690 hộ, hơn 9.970 khẩu và phần lớn là đồng bào Tày, Dao, Nùng... Kinh tế chủ lực của xã là sản xuất nông lâm nghiệp. Do vậy, để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm gần đây, với thế mạnh đất đai, nhân lực, xã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từng bước tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho năng suất, chất lượng cao gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; từ đó, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. 

Ông Trương Anh Xuân- Chủ tịch UBND xã cho biết: cùng với tuyên truyền, vận động của cấp ủy, chính quyền thì nông dân xã An Thịnh đã chủ động học hỏi, xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế, đất đai, lao động của gia đình. Hiện, xã có 4 hợp tác xã và trên 20 tổ hợp tác sản xuất. 

Riêng năm 2019, xã xây dựng 16 tổ hợp tác sản xuất với các ngành nghề sản xuất, chế biến nông sản. Trong đó, nhiều tổ hợp tác hoạt động, sản xuất trong một số lĩnh vực có nhiều lợi thế, triển vọng như: trồng quế hữu cơ, chế biến quế và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; các tổ hợp tác sản xuất lúa, ngô, rau màu hàng hóa trên cánh đồng 200 ha, với thu nhập đạt bình quân 100 triệu đồng/ha; các tổ hợp tác chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đang phát huy hiệu quả...”, điển hình như mô hình chăn nuôi gà ở thôn Yên Thịnh của ông Kiềng Kim Cương. 

Ông Cương cho biết: "Năm 2018, tôi nâng cấp, mở rộng chuồng trại, bắt tay vào chăn nuôi gà hàng hóa. Mấy lứa đầu do chưa có kinh nghiệm nên tôi chỉ nuôi 500 con/lứa. Sau đó, thấy có hiệu quả và tích lũy thêm kinh nghiệm về chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, tôi tăng đàn lên 1.000 con/lứa. Nếu thời tiết tốt, không sử dụng điện sưởi ấm nhiều thì mỗi con gà từ lúc nhập về cho đến khi xuất chuồng có lãi khoảng 25.000-30.000 đồng. Tôi dự định tiếp tục mở rộng chuồng trại để nâng đàn lên vài nghìn con mỗi lứa”. 

Cùng với nuôi gà, ông Cương còn trồng, chăm sóc hơn 2 ha quế và trồng gần 6 sào rau sạch quanh năm, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Ngoài mô hình của ông Cương, xã còn nhiều mô hình nuôi trồng khác cũng đang phát triển hiệu quả, cho thu nhập vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Để các mô hình kinh tế phát huy hiệu quả, xã chú trọng chuyển giao khoa học, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Trong đó, năm 2019, đã tổ chức được 3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sản phẩm cho trên 240 người tham gia; hướng dẫn trực tiếp trên cánh đồng cho 10 nhóm về kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ đông; tổ chức tiêm phòng trên 2.500 liều vắc-xin, phun tiêu độc khử trùng và ký cam kết phòng chống dịch đối với gần 2.500 hộ và cơ sở chăn nuôi. 

Hiệu quả từ các mô hình kinh tế hàng hóa đã góp phần đưa kinh tế của An Thịnh từng bước phát triển theo hướng bền vững. Trong đó, vùng quế hàng hóa với diện tích đạt gần 1.500 ha, hàng năm khai thác vỏ bình quân trên 250 tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm trên 62.000 con... Năm 2019, xã đã có 64 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,5%. 

Đây là những kết quả của việc cụ thể hóa Kế hoạch 170 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2020; đồng thời, An Thịnh phấn đấu trong năm giảm 90 hộ nghèo.

A Mua

Tags Mô hình kinh tế nông nghiệp xã An Thịnh Văn Yên

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục