Hội thảo Dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp phía Nam và các dự án điện mặt trời trên hồ Thác Bà

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/5/2020 | 11:59:53 AM

YênBái - Sáng 14/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo về Dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp phía Nam và các dự án điện mặt trời trên hồ Thác Bà. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được thông tin tổng quan về điện năng lượng mặt trời tại Yên Bái do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển NEVN trình bày. 

Theo đó, tỉnh Yên Bái có hồ Thác Bà - hồ nhân tạo lớn nhất cả nước, đồng thời hiện nay ngay gần tỉnh Yên Bái có trạm biến áp 500kv Việt Trì có thể giải bài toán truyền tải điện ổn định cho các dự án công suất lớn tại khu vực miền Bắc. 

Do đó, Công ty đề xuất được phép xây dựng nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp phía Nam với công suất dự kiến 400MW/năm, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 968 tỷ đồng. \

Nhà máy điện năng lượng mặt trời nổi trên mặt nước tại hồ Thác Bà thực hiện với 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thời gian thực hiện từ năm 2020-2022 với công suất dự kiến 560MW, diện tích 884,68 ha; giai đoạn 2 từ 2022-2026, công suất 800MW, diện tích 1.600ha.

Công ty cổ phần Kinh doanh xi măng Miền Bắc đề xuất xây dựng dự án Nhà máy điện mặt trời trên hồ Thác Bà tại huyện Yên Bình với tổng công suất 570MWp, tổng sản lượng điện của cả nhà máy khoảng 641.119 GWh/năm. Quy mô dự án gồm các hạng mục: Nhà máy điện mặt trời Yên Bình - cụm Cảm Ân với công suất lắp đặt khoảng 170MWp; Nhà máy điện mặt trời Yên Bình - cụm Phúc An, công suất 400MWp.



Lãnh đạo Bộ Công Thương tham gia ý kiến tại Hội thảo.

Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu đã đánh giá về công nghệ áp dụng đối với Nhà máy sản xuất pin và Nhà máy điện mặt trời trên hồ Thác Bà; trình tự thủ tục thẩm định và phê duyệt quy hoạch các dự án điện mặt trời vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế và thẩm định dự án. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia đã nêu các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải từ quá trình làm sạch bề mặt các tấm pin, linh kiện điện tử hỏng hoặc bị lỗi khi thay thế, ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến nguồn nước, hệ sinh thái tại hồ Thác Bà…



Lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh tham gia ý kiến vào các dự án được triển khai tại Yên Bái.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đánh giá cao các nhà đầu tư đã nghiên cứu kỹ lưỡng, công phu chi tiết về cơ sở pháp lý, thị trường, công nghệ, điều kiện thực tế tại Việt Nam, tại Yên Bái liên quan đến lĩnh vực năng lượng điện nói chung và điện năng lượng mặt trời nói riêng để đề xuất, nghiên cứu dự án đầu tư. Cùng với đó, các nhà đầu tư đã nghiên cứu những công nghệ tiên tiến nhất, đề xuất đầu tư theo chuỗi từ sản phẩm đầu vào cho đến hệ thống chuyển tải đầu ra đưa vào hệ thống điện lưới quốc gia. 

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh, các dự án được triển khai sẽ góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tạo việc làm thu nhập cho người lao động và đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội. 

Đối với Dự án pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp phía Nam, có thể thấy nhà đầu tư đã lựa chọn những công nghệ tiên tiến nhất để áp dụng sản xuất. Các thủ tục hành chính của tỉnh Yên Bái với các nhà đầu tư đang tiến hành rất thuận lợi nên sẽ tập trung triển khai các thủ tục theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt và đảm bảo khởi công vào dịp cuối tháng 6/2020. 

Đối với Dự án điện năng lượng mặt trời trên hồ Thác Bà, tỉnh đề nghị nhà đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh vào hồ sơ dự án, đề xuất với các cơ quan nhà nước để triển khai các bước tiếp theo; nghiên cứu các quy hoạch đã được phê duyệt các dự án đầu tư được cấp quy định chủ trương đầu tư ở hồ Thác Bà để lồng ghép với dự án đang đề xuất đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, bổ trợ cho nhau cùng phát triển. Tiếp tục nghiên cứu phân tích để lựa chọn công nghệ tối ưu nhất, đảm bảo hiệu quả đầu tư, giảm thiểu các tác động đối với môi trường sinh thái ở khu vực hồ Thác Bà; tính toán các giải pháp kỹ thuật để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo vận hành an toàn toàn bộ hệ thống. Đồng thời, đánh giá kỹ về hiệu quả đầu tư và quan tâm đánh giá chi tiết và toàn diện các yếu tố tác động của dự án vào môi trường.



Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu kết luận Hội thảo.

Tỉnh Yên Bái cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương quan tâm, tạo điều kiện để Dự án điện Nhà máy điện mặt trời Yên Bình được bổ sung vào Quy hoạch điện lực quốc gia; ủng hộ chủ trương đề xuất của Yên Bái về việc xã hội hóa đầu tư lưới truyền tải điện; quan tâm hướng dẫn hỗ trợ tỉnh Yên Bái để triển khai các bước tiếp theo của 2 dự án đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. 

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và Ban Quản lý khu công nghiệp phía Nam bám sát kế hoạch triển khai dự án, hỗ trợ tối đa, giúp đỡ để các nhà đầu tư thuận lợi trong quá trình triển khai các bước tiếp theo của Dự án. 

Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư để triển khai các dự án trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái. 

Thanh Chi - Hoài Văn

Tags Dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời Khu công nghiệp phía Nam Dự án điện mặt trời hồ Thác Bà Yên Bái

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục