Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái ưu tiên nguồn vốn cho “tam nông”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/3/2021 | 1:36:56 PM

YênBái - Sau hai năm tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái, Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái luôn đổi mới phong cách hoạt động, đáp ứng nhu cầu vốn cũng như huy động vốn và trở thành ngân hàng thương mại tốp đầu trên địa bàn.

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được cán bộ, nhân viên, người lao động Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái tổ chức thực hiện. (Ảnh: Lê Phiên)
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được cán bộ, nhân viên, người lao động Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái tổ chức thực hiện. (Ảnh: Lê Phiên)

Không chỉ phải chịu cạnh tranh gay gắt với hàng loạt các ngân hàng thương mại trên địa bàn mà trong tình hình kinh tế năm 2020 cũng tác động không nhỏ tới Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái, song, Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái đã có những cách làm và hướng đi riêng của mình.

 Ngoài việc luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, các chương trình kinh tế trọng điểm, Ngân hàng còn phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, mở rộng cho vay thông qua các tổ, nhóm của các tổ chức chính trị - xã hội. 

Cùng với đó, xác định rõ phương châm phục vụ khách hàng là trên hết, Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái đã vượt qua được những khó khăn, thách thức hoạt động kinh doanh hiệu quả. 

Tổng nguồn vốn huy động đạt 3.621 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, vượt 34 tỷ đồng so với kế hoạch. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 3.484 tỷ đồng, tăng 461 tỷ đồng, vượt 44,6 tỷ đồng. 

Không chỉ có vậy, cơ cấu nguồn vốn nội tệ cũng có sự chuyển dịch rõ nét, từ kỳ hạn dưới 12 tháng sang kỳ hạn từ 12-24 tháng, đạt trên 1.813 tỷ đồng, tăng 283 tỷ đồng. 

Song song với đó là dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 5.888 tỷ đồng, tăng 17,2% so với đầu năm và vượt 6,5% kế hoạch năm 2020 với trên 23.710 khách hàng. 

Trong đó, có 60 khách hàng là doanh nghiệp, 4 hợp tác xã, còn lại là khách hàng cá nhân. Dư nợ ngắn hạn 2.096 tỷ đồng, chiếm 35,6%, dư nợ trung hạn, dài hạn đạt 3.792 tỷ đồng, tăng 24,2%, chiếm 86% tổng dư nợ. 

Đáng chú ý là dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân đạt 4.360 tỷ đồng, tăng 162 tỷ đồng, chiếm 74% tổng dư nợ. Cho vay Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) với 73 xã, gồm 18.160 khách hàng với tổng dư nợ trên 2.405 tỷ đồng, tăng 196 tỷ đồng so cùng kỳ. 

Nguồn vốn vay đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là có tác động lớn đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM. 

Làm tốt công tác huy động vốn, cho vay các thành phần kinh tế cũng đồng nghĩa chất lượng tín dụng cũng được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,28% tổng dư nợ. 

Song song với nâng cao chất lượng tín dụng, Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái còn triển khai và làm tốt các dịch vụ tiện ích ngân hàng: dịch vụ thẻ phát hành trên 97.000 thẻ, tăng 17.514 thẻ (thẻ ghi nợ nội địa 96.014 thẻ, thẻ ghi nợ quốc tế đạt 1.589 thẻ, thẻ tín dụng quốc tế 110 thẻ). 

Dịch vụ E-Banking đạt 66.327 khách hàng, tăng 14.070 khách hàng; dịch vụ trả lương qua tài khoản có 284 đơn vị thực hiện chuyển lương qua tài khoản, tăng 36 đơn vị; dịch vụ thanh toán hóa đơn (điện, nước, cước viễn thông…) đạt 14.078 hóa đơn, tăng 8.916 hóa đơn. 

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái cho biết: "Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhưng Chi nhánh đã đề ra nhiều giải pháp phù hợp và triển khai đầy đủ, kịp thời các hình thức huy động vốn theo quy định, thường xuyên theo sát biến động thị trường, biến động lãi suất của các tổ chức tín dụng để có những giải pháp phù hợp. Nhờ vậy, Chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng mạnh về khách hàng và thị phần”.

Trong cho vay, Agribank chi nhánh Bắc Yên Bái tập trung các gói vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng tiêu dùng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ, đồng thời mở rộng thị phần. 

Vốn tín dụng cơ cấu lại hợp lý, ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không chỉ sản xuất, kinh doanh tăng trưởng mạnh mà Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái còn là một doanh nghiệp thực hiện khá tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Năm 2021 và những năm tiếp theo, Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường các biện pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn; kiểm soát tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới doanh nghiệp và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với XDNTM.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục