Văn Yên đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/5/2022 | 7:49:03 AM

YênBái - Cùng với triển khai những chính sách ưu đãi về mặt bằng, vốn vay, thủ tục hành chính, thuế, thời gian qua, huyện Văn Yên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tạo nên sức hấp dẫn để thu hút, “giữ chân” nhà đầu tư khi đến địa bàn.

Sản xuất ván ép tại Công ty cổ phần JUNMA Yên Bái.
Sản xuất ván ép tại Công ty cổ phần JUNMA Yên Bái.

Sau một thời gian tìm hiểu, lựa chọn, năm 2019, Công ty cổ phần JUNMA Yên Bái quyết định đăng ký đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ván ép tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên. 

Từ khi được cấp chứng nhận đầu tư, huyện Văn Yên đã phối hợp với các ngành chức năng tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty hoàn thiện mặt bằng, thủ tục pháp lý, xây dựng nhà xưởng. Với công suất 700 - 800 khối ván ép/ngày, hiện Công ty thường xuyên tạo công ăn việc làm cho khoảng 500 - 600 lao động với mức thu nhập bình quân từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng. 

Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Giám đốc Công ty cho biết: "Quá trình đầu tư, xây dựng cũng như sản xuất, Công ty được huyện Văn Yên tạo nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, thuế... Đặc biệt, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện đã thành lập các đoàn công tác trực tiếp đến hướng dẫn Công ty triển khai phòng dịch để duy trì sản xuất. Nhờ đó, hoạt động sản xuất của Công ty được duy trì ổn định ngay cả trong những lúc khó khăn nhất”. 

Cùng với Công ty cổ phần JUNMA Yên Bái, thời gian qua, với lợi thế sẵn có cùng những chính sách thu hút đầu tư hiệu quả đã có hàng chục DN, công ty lựa chọn "dừng chân” tại huyện Văn Yên. Gần đây nhất là Công ty cổ phần BMC Yên Bái với dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ côn trùng và sản xuất phân bón với tổng mức đầu tư trên 230 tỷ đồng vào Cụm công nghiệp Đông An. 

Ông Lưu Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "Trong những năm qua, huyện đã tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như: chế biến nông, lâm nghiệp, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng... sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển. 

Đến nay, toàn huyện có 232 DN, 93 hợp tác xã đăng ký kinh doanh trên địa bàn. Huyện thường xuyên nắm bắt, trao đổi thông tin với các DN, HTX để kịp thời phát hiện, tìm các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất để khuyến cáo đến các DN, hợp tác xã có kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, tích cực phối hợp với ngành chức năng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm hỗ trợ các DN quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm bằng các hình thức phù hợp”.

Với những chính sách, giải pháp đồng hành cùng DN, hợp tác xã, nên dù gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 474,445 tỷ đồng/1.405 tỷ đồng, bằng 33,77% so với kế hoạch, bằng 156,86% so với cùng kỳ. 

Thời gian tới, huyện Văn Yên tập trung khai thác tốt thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển công nghiệp nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường. 

Theo ông Lưu Trung Kiên, trong năm 2022, huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Đông An; đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Trong đó, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư công nghiệp sản xuất các sản phẩm như: tinh dầu quế, gỗ ván ép, gỗ xẻ thanh và các dự án sản xuất vật liệu xây dựng đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, thực phẩm có công nghệ tiên tiến, hiện đại, khuyến khích mở rộng quy mô các nhà máy hiện có. 

Bên cạnh đó, huyện thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai các dự án đảm bảo tiến độ; tiếp tục củng cố và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung như: vùng trồng sắn, vùng quế, vùng nguyên liệu giấy, vùng nguyên liệu gỗ... để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và chất lượng nguyên liệu lâu dài, bền vững cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. 

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, huyện tiếp tục tháo gỡ và đề xuất chính sách hỗ trợ để khắc phục khó khăn vướng mắc cho các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; nâng cao năng suất, giá trị sản xuất những ngành sản xuất không bị ảnh hưởng bởi dịch để bù đắp những ngành bị ảnh hưởng; tăng cường quản lý thị trường, theo dõi chặt chẽ giá cả, chống gian lận thương mại, đầu cơ, xử lý nghiêm những trường hợp, hành vi găm hàng, nâng giá.

Hùng Cường

Tags Văn Yên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp vốn vay thủ tục hành chính thuế đất quế đền Đông Cuông

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục