Công bố danh mục 10 cảng cạn Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ bảy, 14/5/2022 | 8:41:43 AM

So với Quyết định 1041/QĐ-BGTVT-ĐT của Bộ Giao thông Vận tải năm 2020 về việc Công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam, năm 2022 đã có thêm Tân cảng Quế Võ.

Cảng cạn sẽ là trung tâm kiểm hóa tập trung, tập kết container điểm thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.
Cảng cạn sẽ là trung tâm kiểm hóa tập trung, tập kết container điểm thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục 10 cảng cạn Việt Nam, bao gồm:

- Cảng cạn Hải Linh (Phú Thọ)

- Tân cảng Quế Võ (Bắc-Ninh)

- Km3+4 Móng Cái, Quảng Ninh

- Tân Cảng Hải Phòng

- Hoàng Thành (Hải Phòng)

- Long Biên (Hà Nội)

- Tân cảng Hà Nam

- Phúc Lộc (Ninh Bình)

- Đình Vũ (Quảng Bình)

- Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Các cảng cạn sẽ là trung tâm kiểm hóa tập trung, tập kết container, điểm thông quan loại hàng hóa xuất nhập khẩu cho các tỉnh, thành trong khu vực.

Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 1543/QĐ-GTVT-ĐT công bố mở cảng cạn Tân cảng Quế Võ (đóng tại xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) với mục tiêu khai thác, kinh doanh dịch vụ và thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng cạn phù hợp với quy định.

Đây là cảng nội địa nằm trên hạ lưu sông Đuống, giáp Quốc lộ 18, nằm gần các khu công nghiệp thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Do đó, cảng cạn Tân cảng Quế Võ sẽ là cảng đích, trung tâm kiểm hóa tập trung, tập kết container (cả hàng và rỗng), điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh thành lân cận.

Hoạt động của cảng cạn Tân cảng Quế Võ và các cảng sông khác sẽ gắn liền với hoạt động vận chuyển container bằng sà lan trên tuyến đường thủy nội địa sông Cấm - sông Kinh Thầy - sông Đuống.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, ICD là viết tắt của Inland Container Depot, được hiểu là cảng cạn hay cảng nội địa, cảng khô. Theo quy định hiện hành cảng cạn được hiểu như sau: Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đấu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt. Đồng thời, ICD còn giữ chức năng tương tự như cửa khẩu đối với các lô hàng được xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển…

(Theo VTV)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục