Bản Khinh xóa nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/5/2022 | 1:58:41 PM

YênBái - Đến nay, thôn Bản Khinh có 7 ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi cây trồng. Việc chuyển đổi này đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân.

Nông dân thôn Bản Khinh thu hoạch dưa bở.
Nông dân thôn Bản Khinh thu hoạch dưa bở.

Những ngày này, gia đình chị Lò Thị Thắm đang bước vào vụ thu hoạch dưa lê, dưa bở. Là một trong những hộ đầu tiên của thôn Bản Khinh mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích 1.200 m2 ruộng kém hiệu quả sang trồng dưa lê, dưa bở. 

Qua hơn 4 năm thực hiện, chị Thắm thấy hiệu quả kinh tế thay đổi rõ rệt, bởi theo chị so với trồng lúa, trồng dưa lê, dưa bở không tốn nhiều công chăm sóc, tiết kiệm chi phí, giá bán ổn định và một năm có thể trồng 3 vụ, thời gian thu hoạch chỉ từ 1 - 2 tuần là xong. Vì vậy, gia đình chị có thể tranh thủ được thời gian làm thêm công việc khác. 

Gia đình chị Hoàng Thị Thủy, trước năm 2019, với 2.000 m2 đất ruộng chỉ sản xuất lúa 2 vụ và cây ngô vụ đông. Từ khi được thôn tuyên truyền, vận động; gia đình chị đã chuyển sang trồng dưa hấu. Qua 2 năm trồng dưa, chị Thủy thấy trồng dưa hấu không kén đất, dễ chăm sóc, thời gian từ trồng đến thu hoạch chỉ kéo dài hơn 3 tháng… nên hiệu quả kinh tế khá cao. 

Nhờ đó, chị Thủy thoát nghèo và con cái được học hành chu đáo. Cũng lựa chọn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng để nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo, vụ đông xuân năm 2019 - 2020, gia đình anh Lý Văn Lập đã chuyển đổi toàn bộ diện tích 1.200 m2 đất ruộng sang trồng ớt jalappeno (ớt màu xanh) và ớt Banana (màu vàng). 

Đến nay, qua 7 lứa ớt đã thu hoạch, với giá bán trung bình 5.000 - 7.000 đồng/kg đã cho gia đình anh Lập thu nhập hàng trăm triệu đồng. Theo anh Lập, so với trồng lúa thì trồng ớt không tốn nhiều công chăm sóc; chi phí giống, phân bón ít, nên có lãi cao hơn.  

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng kém hiệu quả, bằng những loại cây con giống có chất lượng, năng suất, phù hợp với đồng đất đang được nông dân thôn Bản Khinh, xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ thực hiện nhiều năm nay. Qua đó, giúp nông dân dần thay đổi tập quán sản xuất, xóa đói giảm nghèo. 

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, nhiều năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở thôn Bản Khinh đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích kém hiệu quả sang trồng các loại cây rau màu khác; trong đó, chủ yếu là cây dưa lê, dưa hấu, dưa bở, ớt xuất khẩu… 

Nhờ đó, đến nay, thôn đã có 7 ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi cây trồng. Từ việc chuyển đổi này, đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân và đến nay, toàn thôn chỉ còn 17 hộ nghèo, số hộ khá, giàu chiếm hơn 30%… 

Có thể thấy, những kết quả bước đầu đạt được trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở thôn Bản Khinh là rất đáng khích lệ, khẳng định chủ trương đúng đắn của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc khai thác, tận dụng tốt tiềm năng, thế mạnh, thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã Thanh Lương đạt xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.

Thùy Hương - Xuân Thắng (Trung tâm TT&VH thị xã Nghĩa Lộ)

Tags Bản Khinh Nghĩa Lộ chuyển đổi cây trồng ớt màu xanh ớt màu vàng dưa bở

Các tin khác
Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

NHNN thực hiện đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, giúp bình ổn giá vàng và kéo giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Sau khi hủy phiên đấu thầu hôm qua (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (23/4) tiến hành đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục