Huyện Văn Chấn đón nhận văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý chè “Suối Giàng”, “Cam Văn Chấn” và nhãn hiệu tập thể “Mật ong Văn Chấn”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/11/2022 | 11:06:04 AM

YênBái - Sáng 26/11, tại xã Suối Giàng, UBND huyện Văn Chấn tổ chức Lễ đón nhận văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Chè Shan tuyết Suối Giàng, Văn Chấn”, chỉ dẫn địa lý “Cam Văn Chấn” và nhãn hiệu tập thể “Mật ong Văn Chấn”.

Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trao giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý l“Chè Shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn”, “Cam Văn Chấn”  và Nhãn hiệu tập thể “Mật ong Văn Chấn” cho huyện Văn Chấn.
Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trao giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý l“Chè Shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn”, “Cam Văn Chấn” và Nhãn hiệu tập thể “Mật ong Văn Chấn” cho huyện Văn Chấn.

Nhãn hiệu cam Văn Chấn được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ cấp giấy chứng nhận theo Quyết định số 5345/QĐ-SHTT ngày 4/211/2022; nhãn hiệu chè Shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận theo Quyết định số 5346 Đ-SHTT, ngày 4/11/2022; nhãn hiệu tập thể mật ong Văn Chấn được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ cấp giấy chứng nhận theo Quyết định số 88330/QĐ-SHTT ngày 17/11/2021.  


Hiện, xã Suối Giàng có hơn 500 ha chè Shan kinh doanh, sản lượng hằng năm đạt 600 tấn chè búp tươi; có 400 cây chè di sản có độ tuổi từ 100 đến 350 tuổi. Cây chè có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh và đem lại hiệu quả cao trong xóa đói giảm nghèo, phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt của đồng bào Mông Suối Giàng. Cùng với đó, huyện Văn Chấn có hơn 2.000 ha cam, sản lượng đạt 10.000 tấn/ năm, đem lại thu nhập gần 200 tỷ đồng; sản lượng mật ong khoảng 100 tấn/năm. 

Cùng với các sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý là nếp Tú Lệ, ba ba gai thì chè Shan tuyết Suối Giàng và cam Văn Chấn vừa được công nhận đã tạo sản phẩm đa dạng của nông dân trong sản xuất nông nghiệp miền núi Văn Chấn. 

Việc đón nhận văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm "Cam Văn Chấn", "Chè Shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn” và Nhãn hiệu tập thể "Mật ong Văn Chấn” nhằm quản lý tốt hơn chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 

Đây là vinh dự to lớn, là tiền đề rất quan trọng để sản phẩm chè Suối Giàng, sản phẩm cam và mật ong Văn Chấn tiếp tục khẳng định vị thế, hình ảnh, giá trị của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường khu vực và thế giới; là sự kiện quan trọng đáp ứng lòng mong đợi, sự kỳ vọng của các hộ dân. Đây cùng là hành động thiết thực thể hiện sự đổi mới về tư duy, cách nghĩ, cách làm trong trồng, chăm sóc chè, cam và nuôi ong lấy mật với mục tiêu sản xuất ra những sản phẩm sạch, hữu cơ, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Văn Chấn nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

Việc được công nhận văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu tập thể cho các nông sản cũng là trách nhiệm cao của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở và các hộ dân trong việc gìn giữ, sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu tạo lập lòng tin cho người tiêu dùng đối với các sản phẩm mang tính riêng có của Văn Chấn.

Thanh Tân

Tags Huyện Văn Chấn đón nhận văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý chè Suối Giàng Cam Văn Chấn nhãn hiệu tập thể Mật ong Văn Chấn

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục