Cả nước tiết kiệm 298.000 kWh trong 1 giờ tắt đèn Giờ Trái đất

  • Cập nhật: Chủ nhật, 26/3/2023 | 8:28:43 AM

Sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 (từ 20h30-21h30 ngày 25/3), cả nước đã tiết kiệm được 298.000 kWh, tương đương số tiền khoảng 555,6 triệu đồng.

Sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 (từ 20h30-21h30 ngày 25/3), cả nước tiết kiệm được 298.000 kWh
Sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 (từ 20h30-21h30 ngày 25/3), cả nước tiết kiệm được 298.000 kWh


Thông tin từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia – thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 (từ 20h30-21h30 ngày 25/3/2023), cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 298.000 kWh (tương đương số tiền khoảng 555,6 triệu đồng).

Tuy sản lượng điện tiết kiệm được trong 1 giờ hưởng ứng Chiến dịch không nhiều (trung bình khoảng 400.000 kWh/năm) nhưng trên hết, ý nghĩa Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở con số này, mà còn là sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của cộng đồng trong tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

So với sản lượng điện tiết kiệm Giờ Trái đất năm 2022 là 309.000 kWh, số liệu tiết kiệm điện sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng giờ Trái đất năm nay giảm khoảng hơn 10.000 kWh, tương đương khoảng hơn 20 triệu đồng.

Năm 2023 – đánh dấu năm thứ 15 Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam, Bộ Công Thương đồng chủ trì đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của 63 tỉnh thành phố cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân; trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những đơn vị điển hình luôn quan tâm và tích cực phối hợp để thực hiện tốt chương trình.

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 có chủ đề là "Tiết kiệm điện – Thành thói quen". Bộ nhận diện năm nay mà Bộ Công Thương xây dựng và được EVN tuyên truyền rộng rãi mang ý nghĩa không chỉ là tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong vòng một giờ đồng hồ, mà mọi cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp cần phải thực hành thường xuyên trong suốt 365 ngày của cả một năm, để tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen.

Bên cạnh đó, hưởng ứng Giờ Trái đất năm nay, tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thói quen sử dụng mạng xã hội của đông đảo cộng đồng, đồng thời quán triệt thực hiện chủ đề năm 2023 "Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" cũng góp phần giảm rác thải ra môi trường từ những vật liệu tuyên truyền như giấy, nhựa… EVN đã đăng tải các nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 trên các kênh truyền thông số của Tập đoàn cũng như các đơn vị như webiste, Zalo, Fanpage, Tiktok…, với những cách thức thể hiện hấp dẫn, dễ thu hút người đọc/người xem như Infograpfic, ảnh, video clip...

Tập đoàn cũng yêu cầu các Tổng công ty điện lực, công ty điện lực các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền các nội dung về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường tại các địa điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị, đồng thời, vận động các tổ chức, cơ quan và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết vào thời gian hưởng ứng Giờ Trái đất từ 20h30 đến 21h30 thứ Bảy, ngày 25/3/2023.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng vận động người lao động tham gia giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023; tham gia cuộc thi tìm hiểu Giờ Trái đất trực tuyến do Văn phòng Ban Chỉ đạo tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) tổ chức; tham gia một số hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về cách sử dụng tiết kiệm năng lượng.

(Theo VTV)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục