Trồng sơn tra để giữ rừng và có nguồn thu

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Quả sơn tra thường được gọi là “táo Mèo”, ngoài dùng để ăn thông thường, người ta gọt vỏ ngâm muối hoặc đường để làm nước giải khát rất ngon và mát bổ. Không những thế quả sơn tra còn là một loại dược liệu quý hiếm.

Hiện nay quả sơn tra đã được bày bán khắp các chợ trong và ngoài tỉnh. Điều đáng nói là cây sơn tra chỉ mọc tự nhiên ở một số xã vùng cao của huyện Mù Cang Chải như: Nậm Có, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Zế Su Phình, Chế Cu Nha... và các xã Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ của huyện Trạm Tấu.

Quả sơn tra có giá trị kinh tế cao, bán rất chạy. Chúng tôi đến xã Nậm Có, mới vào đầu mùa cho dù quả chưa chín nhưng đã thấy bà con tấp nập đem ra bán với giá tương đối cao. Nếu bán tại chỗ thì được từ 2.000 đến 3.000 đồng/1kg, còn đã qua vận chuyển về các chợ Mường Lò thị xã Nghĩa Lộ và chợ Yên Bái thì giá bán từ 6.000 đến 7.000 đồng/ 1kg. ư

Bà Giàng Thị Sông ở bản Thào Chua Chải phấn khởi cho biết, năm ngoái bán quả sơn tra, bà đã kiếm được hơn 5 triệu đồng đủ trang trải cho gia đình, đỡ phải bán thóc, gạo, lợn gà.

Ông Hàng A Sa- Phó bí thư Đảng uỷ xã Nậm Có cho hay, mỗi vụ bà con đem ra thị trường tiêu thụ khoảng 350 tấn quả sơn tra. Tính chung cả xã cây sơn tra đã đem về cho bà con khoảng trên dưới 1 tỷ đồng.

Theo như ông Chang A Sử và một số người già ở xã Nậm Có đã có nhiều năm gắn bó với cây sơn tra cho biết thì so với các loại quả khác như mận, đào, hồng, vải và nhãn, thời gian cất giữ quả sơn tra được lâu hơn. Quả nếu không bị dập thì có thể để được vài tháng không bị thối, rất dễ bảo quản, kể cả vận chuyển đi xa hoặc để lâu cũng ít bị hỏng.

Tiếp tục đến xã Nậm Khắt, vùng đất có cây sơn tra nhiều không kém đất Nậm Có, chúng tôi thấy bà con cũng đang thu hái quả đem ra bán với giá 2.500/1kg. Qua tìm hiểu, mỗi năm lượng quả sơn tra ở Nậm Khắt được bán ra thị trường khoảng 300 đến 500 tấn.

Ông Phàng A Say-Phó chủ tịch UBND xã Bản Công (Trạm Tấu) cho rằng, nếu cây sơn tra mà tích cực phát triển và mở rộng thêm diện tích trồng trên đất Trạm Tấu thì sẽ góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, trồng cây sơn tra còn có tác dụng cho việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Cây sơn tra thuộc họ thân gỗ, sống lâu, cao khoảng 10 đến 15 mét, gỗ chắc như gỗ lim, có thể dùng làm nhà cửa sau khi cây già cỗi, lá mềm tự phân huỷ nhanh không dễ cháy. Đây là một ưu điểm ít gây cháy rừng. Thời gian trồng nếu chăm sóc tốt khoảng 5 năm đến 6 năm có thể cho thu hoạch quả và cây sơn tra có thể sống tới trên 60 tuổi.

Qua thăm dò thì bà con ở những nơi vùng cao có khí hậu ôn đới như hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải và một số xã vùng cao của huyện Văn Chấn đều có nguyện vọng muốn trồng cây sơn tra. Nên chăng tỉnh và các huyện phía Tây cần khuyến khích bà con phát triển loại cây kinh tế lâu năm này.

Sùng Đức Hồng

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục