Yên Bái: Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/3/2010 | 2:58:25 PM

YBĐT - Dịch lở mồm long móng (LMLM), dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở một số tỉnh, thành phố. Riêng tỉnh Yên Bái, dịch LMLM đã xuất hiện ở một số địa phương và cho thấy dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Nhiều địa phương trong tỉnh Yên Bái vẫn chăn nuôi đại gia súc với số lượng đông trên một đồng cỏ. Nếu không làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ lây bệnh trên diện rộng sẽ rất cao.
Nhiều địa phương trong tỉnh Yên Bái vẫn chăn nuôi đại gia súc với số lượng đông trên một đồng cỏ. Nếu không làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ lây bệnh trên diện rộng sẽ rất cao.

Tại thời điểm trung tuần tháng Giêng, Yên Bái chưa xảy ra ổ dịch lớn trên đàn vật nuôi, tuy nhiên, thời tiết chuyển mùa cùng với ý thức chủ quan của người dân sẽ là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh LMLM và dịch cúm gia cầm.

Năm 2009, dịch LMLM xuất hiện tại huyện Văn Chấn, Lục Yên và Văn Yên, gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như mục tiêu phát triển chăn nuôi của tỉnh. Từ đầu năm 2010 đến nay, dịch LMLM đã xuất hiện tại xã Tân Hương và Phúc An (huyện Yên Bình) làm 41 con trâu bò bị mắc bệnh.

Đặc biệt, thời gian giáp tết Nguyên đán Canh Dần, dịch cúm gia cầm, LMLM trên gia súc hoành hành tại một số tỉnh, thành trong nước làm cho hàng ngàn con gia cầm, gia súc mắc dịch. Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, các địa phương đã chủ động và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời bao vây, khống chế được dịch bệnh.

Đến thời điểm giữa tháng Giêng, con gia súc cuối cùng mắc bệnh LMLM trên địa bàn Yên Bái đã khỏi triệu chứng qua 21 ngày và đang chờ công bố hết dịch. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cũng như theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn thì từ nay cho đến tháng 4, nguy cơ phát sinh các ổ dịch là rất lớn.

Các loại dịch bệnh như tụ huyết trùng trâu, bò hay Newcatsơn trên gia cầm và đặc biệt là dịch LMLM khi có điều kiện thuận lợi là sẽ bùng phát trên diện rộng. Đáng lo nhất hiện nay là tình trạng vận chuyển, giết mổ, mua bán các sản phẩm động vật vẫn tràn lan không thể kiểm soát. Tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm vẫn nhỏ lẻ trong dân, nhiều địa phương trong tỉnh vẫn chưa xây dựng được lò giết mổ tập trung. Việc kiểm dịch động vật vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn bằng mắt và cảm quan là chính nên không thể phát hiện được gia súc đang ủ bệnh.

Bên cạnh đó, dù nhận thức của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh đã được nâng lên, nhưng cũng không ít hộ chăn nuôi còn chủ quan chưa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên đàn vật nuôi một cách nghiêm túc. ở một số địa phương, năng lực chẩn đoán bệnh của cán bộ thú y còn hạn chế.

Các hộ dân khi phát hiện dịch bệnh còn không báo cáo ngay với cán bộ thú y mà tự ý chữa bằng các biện pháp dân gian hoặc tự ý giết mổ gia súc nên gây khó khăn trong việc phát hiện và bao vây dập dịch.

Để công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao, các địa phương cần rà soát kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc các cơ sở thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm để người chăn nuôi nắm được; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ và các điểm buôn bán gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm; thường xuyên tổ chức các đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng nhằm tiêu diệt và khống chế các loại mầm bệnh virus, vi trùng tồn đọng trong môi trường, từ đó làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Đặc biệt, bà con không nên giết mổ gia súc gia cầm mắc bệnh, tăng cường hơn nữa việc giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản, hộ gia đình, duy trì hệ thống báo dịch từ cơ sở, hộ chăn nuôi nhằm phát hiện nhanh xử lý gọn không để lây lan khi dịch xảy ra.

Bà Đỗ Thị Phương - Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: để thực hiện phòng chống dịch bệnh trước và sau tết Nguyên đán, Chi cục Thú y đã phối hợp cùng các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm.

Bên cạnh đó, Chi cục đã tiến hành tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng vaccin LMLM ở Trạm Tấu, Nghĩa Lộ, Văn Yên, Lục Yên. Chi cục cũng đang chuẩn bị triển khai tiêm vaccin bổ sung phòng bệnh LMLM và tiêm phòng định kỳ cho gia súc  vào giữa tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 4 với 50.000 liều tụ huyết trùng trâu bò, trên 65.000 liều tụ huyết trùng và dịch tả lợn.

Ngoài ra, Chi cục cũng phối hợp với các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, giết mổ tiêu thụ gia cầm ở các điểm và các chợ; hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia cầm tự giết mổ, tiêu thụ gia cầm phải qua kiểm dịch thú y nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Cùng với việc chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, các địa phương cũng hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho gia súc. Các địa phương, người chăn nuôi không nên chủ quan, lơ là trước dịch bệnh.

Đặc biệt, cần nâng cao công tác giám sát dịch bệnh; khuyến cáo cho mọi người dân khi phát hiện thấy có gia cầm, lợn, trâu bò chết bất thường phải tiến hành cách ly và tự giác báo cáo cơ quan chức năng, tuyệt đối không ăn thịt gia cầm, gia súc ốm chết. Phòng chống dịch bệnh không chỉ là ý thức của hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

P.V

Các tin khác
Lãnh đạo Sở Xây dựng trao Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã An Thịnh đạt đô thị loại V

Ngày 16/4, UBND huyện Văn Yên tổ chức lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã An Thịnh là đô thị loại V trực thuộc huyện Văn Yên.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025).

Lãnh đạo xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn trao đổi với người dân về chăm sóc cây cam để giữ vững Chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn. *(Ảnh tư liệu)

Ngày 16/4, UBND huyện Văn Chấn phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm - Hà Nội và 9 xã vùng ngoài của huyện tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hỗ trợ trồng mới, trồng cải tạo diện tích cam của huyện năm 2024.

Nhân dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn kiên cố hóa kênh mương nội đồng.

Triển khai nhiều giải pháp giúp các xã vùng khó khăn bứt phá trở thành xã nông thôn mới (NTM), huyện Văn Chấn quyết tâm phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM và 2 xã đạt NTM nâng cao trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục