Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ: Khai thác tốt tiềm năng sản xuất nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/5/2010 | 2:55:47 PM

YBĐT - Là một thị trấn, nhưng cuộc sống của người dân thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) vẫn chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp, do vậy khoảng chục năm về trước, kinh tế rất khó khăn, thiếu thốn.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn kiểm tra diện tích trồng lúa chất lượng cao tại tổ 3B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đức Toàn)
Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn kiểm tra diện tích trồng lúa chất lượng cao tại tổ 3B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đức Toàn)

Vậy mà, chỉ 5 năm trở lại đây, đời sống nhân dân đã khá lên nhiều, không còn hộ đói, hộ nghèo còn chưa đầy chục hộ. Thị trấn liên tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 15 triệu đồng/người/năm. Đáng mừng là người dân đã có tư duy mới về sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị kinh tế trên mỗi ha canh tác, sản xuất theo hướng hàng hóa.

Đảng ủy thị trấn xác định muốn xóa đói, giảm nghèo phải dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nhưng làm như thế nào để mang lại hiệu quả thì không dễ. Từ năm 2005, Đảng bộ đã lấy cây chè, cây lúa và trồng màu làm cây kinh tế chủ lực.

Đối với diện tích 411 ha chè kinh doanh, tập trung cải tạo giống chè cũ, chè già cỗi bằng giống chè lai, kết hợp đầu tư chăm sóc tạo năng suất cao đáp ứng cho chế biến, phối hợp với các công ty chè đóng trên địa bàn, cán bộ khuyến nông huyện mở hàng trăm lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ ổn định, yêu cầu các hộ dân cũng như nhà máy thu mua chè nguyên liệu đúng phẩm cấp búp.

Đến nay, 80% diện tích chè đã được trồng mới, trồng thay thế bằng giống chè lai, chè chất lượng cao. Chè sinh trưởng phát triển tốt, năng suất ngày một cao và hiện đã đạt bình quân 9 tấn/ha. Riêng năm 2009, sản lượng chè đạt trên 4 ngàn tấn, thu gần 10 tỷ đồng.

Trong sản xuất cây lúa, thị trấn vận động bà con tích cực chuyển dịch cơ cấu giống từ giống lúa lai năng suất cao sang gieo cấy các giống lúa thuần chất lượng cao. Cán bộ, đảng viên đi đầu trong việc đưa các giống lúa thuần chất lượng cao vào gieo cấy để nhân dân cùng thực hiện. Sản phẩm được tư thương thu mua với giá cao. Mỗi ha canh tác lúa chất lượng cao, cho giá trị kinh tế cao gấp 1,5 lần so với các giống lúa lai. Mỗi năm có tới 70% diện tích được gieo cấy bằng giống lúa chất lượng cao làm hàng hóa và sản lượng đạt hàng ngàn tấn.

Để hiệu quả hơn nữa, từ tháng 6 năm 2009, thị trấn thực hiện dồn điền đổi thửa, phá bỏ các bờ ngang, bờ dọc có độ chênh mặt ruộng dưới 10 cm tại 2 cánh đồng có diện tích 7 ha và 10 ha tại tổ 3B. Cánh đồng 7 ha trước đây có 90 thửa ruộng, nay dồn lại còn 59 thửa, cánh đồng 10 ha có 157 thửa, nay chỉ còn 115 thửa.

Cùng với việc dồn điền đổi thửa, bà con đã đưa toàn bộ diện tích vào gieo cấy lúa Chiêm Hương làm hàng hóa. Đồng thời, do đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa đã đạt 14 tấn/ha. Mỗi ha lúa Chiêm Hương đạt giá trị kinh tế 100 triệu đồng, cao hơn so với giống lúa lai từ 35 - 37 triệu đồng/ha.

Không chỉ gieo cấy 2 vụ lúa, người dân thị trấn còn kết hợp trồng cây màu vụ ba bằng các loại rau màu giá trị kinh tế cao như: cà chua, hành, nên thu nhập đạt 40 - 50 triệu đồng/ha/vụ. Các địa phương khác đang hướng tới cánh đồng 80 triệu đồng/ha thì tại tổ 3B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đã có cánh đồng cho thu 150 triệu đồng/ha.

 Tổ trưởng tổ dân phố 3B - ông Vũ Đăng phấn khởi cho biết: “Nhờ trồng lúa, rau màu theo hướng hàng hóa mà đời sống nhân dân trong thôn được nâng lên nhiều. Cả tổ có 115 hộ thì 113 hộ có nhà xây, bình quân thu nhập mỗi khẩu đạt 170 - 200 ngàn đồng/người/ngày. Nhiều hộ có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm như hộ anh Đặng Hữu Biên, Nhữ Văn Nghĩa... hiện cả thôn chỉ còn 2 hộ nghèo do thiếu sức lao động. Thành quả đó là nhờ dồn điền đổi thửa, sản xuất theo hướng hàng hóa cùng sự liên kết của 4 nhà”.

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn luôn đạt trên 14%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn chưa đầy 5%, đường sá trong các tổ dân phố đã cơ bản được bê tông hóa... Phát huy kết quả đã đạt được, thị trấn đang tiếp tục điều tra, nghiên cứu và vận động nhân dân các tổ dân phố còn lại, tiến hành dồn điền đổi thửa để sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo tiền đề cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Thanh Phúc

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục