Yên Bái bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/4/2012 | 3:31:54 PM

YBĐT - Yên Bái là một tỉnh khá đa dạng và phong phú về các loại tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh hiện có 117 giấy phép khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực, với các loại khoáng sản: đá vôi trắng, felspat, than, sắt, chì - kẽm, thạch anh, đồng, Grafit, kaolin, vàng và vật liệu xây dựng thông thường.

Khai thác đá trắng ở Lục Yên. (Ảnh: M.Q)
Khai thác đá trắng ở Lục Yên. (Ảnh: M.Q)

Trong thời gian vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương các cấp, công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp.

Tất cả các cơ sở, điểm mỏ khai thác khoáng sản đều được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định trước khi được cấp phép.

Hầu hết các cơ sở, điểm mỏ đã và đang thực hiện việc ký quỹ để cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác với tổng số tiền ký quỹ hơn 9 tỷ đồng; nộp phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản với số tiền hơn 30 tỷ đồng; thực hiện xây dựng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; thực hiện việc quan trắc tác động môi trường định kỳ và đăng ký hồ sơ chủ nguồn thải và thực hiện quản lý chất thải nguy hại theo quy định pháp luật.

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản của các cấp, các ngành đã được triển khai thực hiện; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đã được quan tâm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, thể hiện trên một số vấn đề như: chất lượng công tác lập và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản còn thấp.

Còn có những doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản chưa thực hiện việc ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác; chưa thực hiện việc quan trắc tác động môi trường định kỳ; chưa đăng ký hồ sơ chủ nguồn thải và thực hiện quản lý chất thải nguy hại theo quy định; chưa thực hiện đầy đủ việc áp dụng các biện pháp cũng như xây dựng các công trình bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, phát sinh chất thải (đất đá thải, nước thải, khí thải) gây ô nhiễm môi trường trong khu vực, trong đó đặc biệt là đất đá thải trong khai thác, chế biến quặng sắt.

Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, khắc phục những tồn tại và hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường đối với họat động khai thác khoáng sản, thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cấp, các ngành và các chính quyền địa phương nơi có khoáng sản được khai thác cần triển khai thực hiện những biện pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản sau:

- Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường, góp phần phòng ngừa có hiệu quả vấn đề gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản ngay từ khâu chuẩn bị thực hiện dự án.

- Đẩy mạnh công tác đôn đốc, hướng dẫn yêu cầu các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chấp hành thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường như: thực hiện ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; thực hiện quan trắc tác động môi trường; đăng ký hồ sơ chủ nguồn thải và quản lý chất thải nguy hại; thực hiện đầy đủ việc áp dụng các biện pháp cũng như xây dựng các công trình bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, nhằm hạn chế giảm thiểu phát sinh chất thải (đất đá thải, nước thải, khí thải) gây ô nhiễm môi trường trong khu vực.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Những trường hợp vi phạm pháp luật thải chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc kéo dài báo cáo cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản để các cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện.

Triển khai thực hiện tốt các biện pháp này, công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản của tỉnh Yên Bái chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt đẹp, đảm bảo cho việc hoạt động khai thác khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một cách bền vững, giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái.   

Nguyễn Văn Khánh - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Các tin khác
Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

NHNN thực hiện đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, giúp bình ổn giá vàng và kéo giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Sau khi hủy phiên đấu thầu hôm qua (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (23/4) tiến hành đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục